Các nhà kinh tế dự báo, trong tương lai, Mỹ sẽ từng bước tự chủ nguồn nhiên liệu cho riêng mình. Đi tìm lời giải đáp đó là nguồn tài nguyên đá phiến dầu của Mỹ vốn nhiều nhất thế giới, thậm chí là chủ yếu có ở Mỹ. Đây là loại đá qua quá trình xử lý sẽ cho ra loại dầu giống như dầu mỏ và khí đốt. Chính điều đó làm cho giá than giảm đi.
Mức độ tiêu thụ than ở Trung Quốc đang tăng cao. |
Nếu như Mỹ chuyển từ dùng than qua dầu mỏ thì ngược lại nhiều nước đốt than thay cho dầu. Theo dự báo, trong vòng 5 năm nữa, mức độ tiêu thụ than sẽ gần bằng với mức dùng dầu trên toàn thế giới. Ngay cả những nước châu Âu có mục tiêu giảm lượng khí thải. Tới năm 2017, thế giới sẽ đốt khoảng 4,3 tỷ tấn than/năm (và khoảng 4,4 tỷ tấn dầu), tức tăng tới 1,2 tỷ tấn so với thời điểm năm 2012.
Than dễ khai thác, có ở hầu hết các nơi trên thế giới và giá thành rẻ hơn. Hai nước đông dân nhất thế giới ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng mạnh mức độ sử dụng than thay dầu mỏ. Ấn Độ vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ lớn thứ nhì thế giới sau Trung Quốc. Trung Quốc là nước nhập khẩu than lớn nhất. Indonesia là nước xuất khẩu than lớn nhất khi tạm vượt qua Úc.
Việc tăng cường dùng than là mối đe dọa cực lớn cho những mục tiêu xanh của cả thế giới. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo than thải khí carbon cao nhất trong các loại nhiên liệu hóa thạch. Nó sẽ càng nguy hại hơn nếu được đốt trong những lò cũ kỹ, kém hiệu quả. Than thải ra khí lưu huỳnh - tác nhân chính gây ra mưa axít và những chất ô nhiễm khác như thủy ngân và hạt bồ hóng. Chính vì thế, các tổ chức môi trường khuyến cáo châu Âu và Trung Quốc nên học tập Mỹ về kinh nghiệm khai thác và sử dụng nguồn nhiên liệu tại chỗ để tạo ra sự bền vững cũng như giảm lượng khí thải nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.
Trước đây, nhiều công ty ở châu Âu đã phải mua thêm giấy phép cho nhu cầu phát thải thì nay mọi chuyện đổi khác. Nhu cầu sản xuất thấp không chỉ không phải mua thêm giấy phép phát thải mà còn chuyển sang sử dụng than để giảm chi phí nhưng vẫn không vượt hạn mức. Điều đó cho thấy nỗ lực giảm khí thải không thực sự hiệu quả, bởi khí thải từ dùng than là rất nguy hại. Nếu không có một thỏa thuận mới nào về sử dụng than thì những chương trình phòng chống biến đổi khí hậu khó lòng thành công khi phải song hành với than.
ANH THƯ (theo Guardian)