.

Jennifer Lopez gặp rắc rối tại Turkmenistan

.

Nhà báo Mark Young, người đại diện truyền thông của Jennifer Lopez  cho biết, nữ ca sĩ sẽ không thực hiện buổi hòa nhạc riêng của mình tại Turkmenistan vào cuối tuần này do liên quan đến vấn đề nhân quyền tại quốc gia Trung Á này.

Jennifer Lopez đang phải hứng chịu sự chỉ trích khi nhận lời tới biểu diễn trong bữa tiệc sinh nhật của Tổng thống Turkmenistan.
Jennifer Lopez đang phải hứng chịu sự chỉ trích khi nhận lời tới biểu diễn trong bữa tiệc sinh nhật của Tổng thống Turkmenistan.

Các nhà tham gia vận động nhân quyền, những người cáo buộc chính phủ Turkmenistan hạn chế tự do ngôn luận và bắt giữ các nhà đối kháng chính trị, chỉ trích Lopez biểu diễn tại một buổi hòa nhạc có sự tham dự của Tổng thống Turkmenistan Kurbanguly Berdymukhamedov vào hôm thứ bảy.

Nữ ca sĩ 43 tuổi này phải chịu sự giám sát đặc biệt sau khi hát bài “Happy Birthday” để chúc mừng sinh nhật Tổng thống Berdymukhamedov tại sự kiện nói trên. “Buổi hòa nhạc riêng của Lopez sẽ được thay đổi bởi đại diện của cô sau khi được biết có liên quan đến các vấn đề nhân quyền và Jennifer Lopez sẽ không tham gia. Đây không phải là một sự kiện được tài trợ của chính phủ”, nhà báo Mark Young cho biết.

 Tuy nhiên, bà Rachel Denber, Phó Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) phụ trách châu Âu và Trung Á, khen ngợi Lopez vì đã làm rõ vấn đề về sự cố buổi biểu diễn, nhưng nói rằng việc kiểm duyệt các sự kiện trên đất nước này nên thông thoáng và dễ dàng hơn. Bà Rachel Denber nói: “Thật khó để biết tại sao các ngôi sao nhạc pop thu hút đối với các nhà lãnh đạo không lành mạnh. Điều đó có nghĩa các nhà lãnh đạo muốn gây sự chú ý và uy tín của mình nhờ những người nổi tiếng mang lại”.

Mark Young cho biết, bài hát sinh nhật không có trong hợp đồng chương trình của Lopez nhưng công ty đã thực hiện một “yêu cầu” chúc mừng sinh nhật Tổng thống Berdymukhamedov vào phút cuối. Nhà báo Mark Young cũng cho biết, không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc Lopez trao tặng khoản tiền thù lao của mình để làm từ thiện.

Sau khi nhà lãnh đạo Niyazov bất ngờ qua đời cuối năm 2006, một vị cựu Phó Thủ tướng được cho là con ngoài giá thú của Niyazov, Kurbanguly Berdymukhamedov, trở thành tổng thống tạm quyền, dù theo hiến pháp của nước này thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân Ovezgeldy Atayev sẽ là người nắm chức vụ này. Tuy nhiên, Atayev đã bị kết án một số tội và bị cách chức.

Trong cuộc bầu cử đầu năm 2007, Berdimuhammedow được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án. Mặc dù chính phủ của Berdymukhamedov bị các nước phương Tây cáo buộc đàn áp, nhưng quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới này lại nhận được sự ủng hộ từ các nước châu Á và các nước Hồi giáo.

GIA HUY

;
.
.
.
.
.