Không gian trưng bày tác phẩm chọn lọc của họa sĩ nữ da màu Kara Walker tại Trung tâm Nghệ thuật Camden, London không được rộng: ba gian phòng với 11 tác phẩm mới sáng tác gần đây, nhưng nó rất có ý nghĩa về đời sống và ước vọng của người da đen.
Kara Walker đứng trước bức tranh của mình và một số tác phẩm của Kara Walker. |
Walker là một trong những nghệ sĩ đương đại người Mỹ kiên quyết nhất, không chỉ về chất lượng công việc của mình. Tác phẩm cô miêu tả hình ảnh bạo lực đối với người dân da đen trước và sau cuộc nội chiến và việc bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. Tại sao Kara Walker chọn đề tài liên quan đến sự phân biệt chủng tộc trong quá khứ?
Kara Walker cho biết, khi cô tình cờ đọc một mẩu tin tức khá dài trong một ấn bản của tờ Daily Constitution ở Atlanta vào thế kỷ 19 mô tả đầy đủ các chi tiết dữ dội thường xảy ra ở các cuộc hành hình vì phân biệt chủng tộc đối với một phụ nữ da đen. Trong đó, đám đông hung hăng chặt hạ một cây blackjack (loại cây có cành không lớn nhưng rắn chắc thường dùng làm dùi cui cảnh sát thời đó) rồi buộc chặt các cành con vào cổ người phụ nữ, quay nhiều vòng trước khi tung bổng thân xác bà ta lên không trung.
Kara Walker người gốc Phi châu, sinh năm 1969 ở Stockton, California. Thời trẻ, Walker cùng gia đình đến Atlanta, nơi cô theo học Trường Cao đẳng Nghệ thuật Atlanta. Cô tốt nghiệp Cử nhân mỹ thuật khoa hội họa và tranh in tại trường vào 1991. Ba năm sau, vào năm 1994, cô nhận bằng thạc sĩ mỹ thuật của Trường Thiết kế Rhode Island ở Providence. Tại trường này, ở tuổi 25, Walker bắt đầu công việc nghệ thuật với thể loại in bóng, loại hình thường chọn “bóng” của “hình” và tô một màu đen tuyền. Năm 1994, tác phẩm của cô xuất hiện trong phòng triển lãm mang tên “Tài năng mới” tại Trung tâm Đồ họa ở New York và tên Kara Walker được nhiều người biết đến. Năm 1997, cô nhận được khoản đầu tư “Tài năng” do chương trình John D. and Catherine T. MacArthur tài trợ. Và cũng từ đó, tác phẩm “đen trắng” của Kara Walker được trưng bày ở nhiều phòng triển lãm, nhà bảo tàng khắp nơi trên thế giới.
Mơ ước sáng tạo tác phẩm nghệ thuật nghệ thuật ban đầu đã khác dần đi khi tham vọng của Walker thay đổi, cô bắt đầu thử nghiệm với nhiều phong cách tiên phong khác nhau. Cô muốn tạo ra tác phẩm để kể một câu chuyện hoặc đưa ra một phát ngôn, một chính kiến. Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York,Walker nói: “Tôi nghĩ rằng cần có một chút nổi loạn nhẹ, có thể là một chút mong muốn nổi loạn thôi cũng giúp tôi nhận ra một số điểm trong thời niên thiếu của tôi, chúng giúp tôi thực sự thích hình ảnh trong tác phẩm “kể lại một câu chuyện”, tranh lịch sử, tranh miêu tả sinh hoạt đời thường - các thể loại vốn đã dẫn xuất đời sống, suy nghĩ của chúng tôi trong xã hội đương đại”.
Các bức tranh tường bắt đầu sự nghiệp của Walker và từ đó cũng đã có một trong những tiếng nói nghệ thuật hàng đầu về vấn đề chủng tộc và phân biệt chủng tộc.
Trong suốt sự nghiệp ấn tượng của mình, Walker đã có triển lãm cá nhân tại nhiều bảo tàng nghệ thuật lớn trên thế giới như Museum of Modern Art, The San Francisco Museum of Modern Art, The Whitney Museum of American Art, v.v… Walker được đại diện cho nước Mỹ trong cuộc trưng bày nghệ thuật tại Sao Paolo Bienal ở Brazil. Hiện, Walker sinh sống ở New York, nơi cô là giảng viên cho các sinh viên cao học tại đại học Columbia University. Năm 2007, tạp chí Time đã chọn tên Walker là một trong danh sách “100 nhân vật” do Time bình chọn. Đi kèm theo bài viết nói về sự say mê nghệ thuật “kể chuyện” sôi động và dữ dội nhưng rất dũng cảm qua tác phẩm nghệ thuật của Walker, tranh của cô nổi bật trên mảng tường rộng, mạnh mẽ bằng ngôn ngữ thinh lặng đầy phẫn nộ của những cái bóng thời nô lệ.
Ngoài sự đón nhận nồng nhiệt của người xem, tác phẩm của Walker đã khuấy động tranh cãi giữa một số nhà nghiên cứu nghệ thuật và xã hội học.
HOÀNG ĐẶNG