.
Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm

Nỗi lo domino

.

Các nhà máy ở Trung Quốc cắt giảm sản lượng trong ba tháng đầu năm 2014 đã tạo ra cảnh báo nguy cơ tăng trưởng chậm cho Mỹ và EU.

Mức cắt giảm được cho là thấp nhất trong 8 tháng qua khi thực hiện quá trình cải cách kinh tế từ năm ngoái. Nguyên nhân là cải cách kinh tế khiến các doanh nghiệp bị hạn chế tiếp cận tài chính giá rẻ và cắt hỗ trợ thua lỗ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính quyền Bắc Kinh buộc phải nới lỏng kế hoạch để kết thúc việc hỗ trợ cho những khu vực không phải cạnh tranh trong nền kinh tế.

Sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2014.
Sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2014.

Thủ tướng Lý Khắc Cường nói trong phiên họp Quốc hội rằng, Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong năm 2014. Một số thách thức rất phức tạp như mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề và cuộc chiến chống tham nhũng. Ngân hàng trung ương ở Bắc Kinh sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ để giữ mức tăng trưởng kinh tế hằng năm ở mức 7,5%. Năm ngoái, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 7,7% như năm 2012 nhưng được dự báo là rất khó đạt được vào cuối năm 2014. Thủ tướng Lý khẳng định nhằm tránh sự suy giảm kinh tế sau những số liệu thống kê buồn nói trên, kế hoạch đầu tư và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục được thực hiện để duy trì khả năng tiêu dùng ở mức ổn định.

Wei Yao, một nhà kinh tế học tại Hồng Kông, cho rằng Trung Quốc có nhiều hơn những dấu hiệu về giảm sút sản lượng tại các nhà máy. Chẳng hạn như thông thường vào tháng ba thì chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng) sẽ hồi phục bởi vì sau Tết Nguyên đán sẽ hoạt động mạnh trở lại nhưng PMI hiện tại là rất đáng thất vọng. Chính phủ buộc phải can thiệp, hỗ trợ để nâng chỉ số PMI nhưng những kế hoạch kích cầu không đủ mạnh và không đạt hiệu quả. Thị trường lao động không hề có dấu hiệu căng thẳng.  

Sự suy giảm ở Trung Quốc có thể kéo theo sự giảm sút ở Mỹ, EU và Anh. Số liệu sản xuất của Mỹ trong tháng Ba khá vững nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với những tháng trước. Nền công nghiệp sản xuất và dịch vụ của EU, nhất là Pháp, cũng giảm nhẹ từ tháng hai tới nay. Đức dự kiến sẽ giảm tốc độ hoạt động sản xuất vào đầu hè tới. Tây Ban Nha chỉ mạnh ở những lĩnh vực được sự đầu tư của chính phủ, còn khu vực tư nhân vẫn “bầm dập”. Nhiều công ty cho biết họ sẵn sàng giảm giá nhằm thu hút khách hàng.

ANH THƯ (Theo Guardian)

;
.
.
.
.
.