.

Nhạc cụ thời đồ đá

.

Được biết đến như nhạc cụ “Đàn đá”, các nhạc cụ từ thời tiền sử, lâu nay cất giữ từ các nhà bảo tàng, đã được chuyên gia khảo cổ âm nhạc Erik Gonthier và nhà tiền sử học Odile Romain tổ chức giới thiệu và thực hiện một buổi diễn âm nhạc lần đầu tiên trước công chúng để cung cấp cho con người hiện đại một ý tưởng về âm thanh của tổ tiên mình từ ngày 11 đến ngày 24-3-2014 tại Paris.

Odile Romain (trái) và Erik Gonthier (phải) đang giới thiệu giàn nhạc cụ.
Odile Romain (trái) và Erik Gonthier (phải) đang giới thiệu giàn nhạc cụ.

Sau ba chương trình biểu diễn, số nhạc cụ tiền sử đá quý đó sẽ được đóng gói mang đi mãi mãi. Nhạc cụ gồm các thanh đá trau chuốt thủ công, tinh xảo, tuổi đời của chúng được tính từ năm 2.500 và 8.000 trước Công nguyên, một khoảng thời gian được gọi là Thời đồ đá mới (New Stone Age), bởi con người đã biết sử dụng công cụ bằng đá, bằng gốm, sự phát triển của nông nghiệp và động vật thuần hóa. “Đó sẽ là buổi diễn cuối cùng của chúng tôi và giàn nhạc đá cổ”, nhà khảo cổ học âm nhạc Erik Gonthier của Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Paris, nói với phóng viên AFP trước khi biểu diễn. “Chúng tôi sẽ không bao giờ lặp lại nó, vì lý do đạo đức, để tránh làm hỏng di sản văn hóa của chúng tôi”. Chúng sẽ được đưa về chỗ cũ.

Lịch sử của các loại nhạc cụ cổ xưa đánh dấu sự khởi đầu của văn hóa con người và giọng nói của họ có thể là một nhạc cụ đầu tiên. Hầu hết các công cụ đầu tiên của con người đều  được thực hiện trong thời kỳ đồ đá cũ.

Khèn ống
Khèn ống

Một nhạc cụ gõ là  đồ vật hay bất kỳ vật dụng nào mà tự nó phát ra âm thanh khi được cọ xát, lắc, rung hoặc bất cứ hành động nào trực tiếp va đập lên nó. Nhạc cụ gõ như đá cuội, cái gậy, que củi, tảng đá lớn được cắt rời từng mảnh hay các khúc gỗ gần như đã tạo nên các bước tiếp theo trong sự phát triển âm nhạc và, đặc biệt những viên đá, chúng đã bị cắt thành các hình dạng và kiểu cách khác nhau để thay đổi chất lượng và cao độ của âm thanh.

Nhân đây, xin lược qua một số nhạc cụ cổ đại đã được tìm thấy. Vào tháng 7-1995, nhà khảo cổ học Slovenia Ivan Turk phát hiện một cây sáo được tạo nên từ một khúc xương được khắc đẽo tỉ mỉ  ở khu vực phía tây bắc của Slovenia. Cây sáo này được đặt tên Divje Babe, trên thân sáo có bốn lỗ được nhà khảo cổ âm nhạc Bob Fink, người  Canada xác định có thể những chiếc lỗ được sử dụng để chơi bốn âm nguyên trong nhạc lý. Các nhà nghiên cứu ước tính tuổi của sáo là 67.000 tuổi, và cho đó là  nhạc cụ lâu đời nhất được biết đến và các nhạc cụ này chỉ gắn liền với văn hóa của người Neanderthal.

Trống khe
Trống khe

Dụng cụ âm nhạc được biết đến lâu đời thứ hai trên thế giới đã được phát hiện bởi các nhà khảo cổ Đức: cây sáo dài 18,7cm, được làm từ ngà voi tiền sử. Sáo có ba lỗ nhỏ bằng đầu ngón tay và nó có được khả năng chơi những giai điệu tương đối phức tạp. Sáo được tìm thấy trong một  hang động Geißenklösterle trong những ngọn núi gần miền nam nước Đức. Sáo khắc từ ngà voi và đòi hỏi công chạm trổ khắt khe. Các ngà cong vòng phải được phân chia thành hai nửa cẩn thận và phải thật rỗng ruột, sau đó dán lại với nhau theo chiều dọc như một đường may hoàn toàn khép kín.

Nhạc cụ trống sớm nhất được biết đến là 30.000 năm tuổi khi con người sử dụng da sống động vật rồi kéo dài hoặc căng phồng lên để tạo ra âm thanh. Lần đầu tiên phát hiện sử dụng da voi làm trống từ một làn da voi thời cổ đại trong thời kỳ băng hà của Nam Cực đang được bảo quản.

Sáo xương voi
Sáo xương voi

Đến loại nhạc cụ khèn ống - là một trong những công cụ lâu đời nhất có niên đại 30.000 năm trước đây, nhưng thường được làm từ tre hoặc mía khổng lồ. Loại nhạc cụ tay cầm gọi tên Cây thanh lắc, bao gồm một cây gậy rỗng với cát và đá nhỏ trong đó. Nhịp điệu rung của nhạc cụ này được lặp đi lặp lại, tiếng ồn âm sắc chứ không phải khô.

Sang đến trống khe-loại trống được trổ khắc các đường khe từ khúc gỗ, có niên đại năm 75.000 trước Công nguyên, đã được thực hiện bằng cách rạch, cắt hay nung đốt hoặc một khe trong trên thân một mảnh gỗ rỗng ruột.

Còn nhiều loại nhạc cụ gõ khác nữa như đàn phiến gỗ hay còn gọi là mộc cầm có từ 2.000 năm trước Công nguyên ở Đông Nam Á. Thiết bị ban đầu bao gồm các thanh gỗ đính trên một loạt các trái bầu rỗng, gọi là thanh. Điều chỉnh các thanh luôn là một quá trình khó khăn.

Có thể vẫn còn nhiều loại nhạc cụ gõ khác nữa nhưng lần này là lần đầu tiên, giàn nhạc cụ bằng đá thời đồ đá  đã được tổ chức giới thiệu và trình diễn.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.