.

Hình ảnh con Dê qua các thời đại

.

Với tên gọi từ xa xưa, The Poetic Edda là một kho báu huyền thoại về thơ dân gian trong nền văn hóa Bắc Âu với những bài thơ mang truyền thuyết anh hùng, thể hiện quan điểm đạo đức và đời sống văn hóa các miền vùng Bắc Âu.

Thành phố Gävle, Thụy Điển, tạo hình tượng Dê trong ngày lễ tôn giáo.
Thành phố Gävle, Thụy Điển, tạo hình tượng Dê trong ngày lễ tôn giáo.

Huyền thoại văn học The Poetic Edda đã được tái phát hiện tại Iceland vào thế kỷ XVII bởi các học giả người Đan Mạch. Trong số huyền thoại thơ văn thần thoại Bắc Âu đã mô tả Thor, vị thần sấm sét, cưỡi một cỗ xe do hai con dê thần điều khiển.

Minh họa Thần Thor và hai con dê (1832).
Minh họa Thần Thor và hai con dê (1832).

Người Hy Lạp bắt đầu thờ Pan (vị thần đồng quê) và satyr-Thần rừng với hình tượng nửa người nửa dê. “Dê-Thần đồng quê” được tôn kính vì sức mạnh tình dục. Một bức tượng nổi tiếng từ thời xa xưa ở Hy Lạp, cho thấy vị  thần đang “âu yếm” với một con dê.

Phù thủy Dê - tranh Francisco Goya
Phù thủy Dê - tranh Francisco Goya

Thời kỳ cổ đại Syria, dê được trang trí với dây chuyền bạc và ném ra khỏi thành phố vào ngày cưới của nhà vua. Những con vật này đã được sử dụng để đại diện cho Azazel, tên gọi một lực lượng mạnh mẽ của ma quỷ.

Họa sĩ Tây Ban Nha Francisco Goya có một loạt tác phẩm nổi tiếng về thần thoại hay tôn giáo, trong số đó là “Phù thủy Dê”, mô tả một đám đông đang lắng nghe một cách kính trọng và chăm chú trong khi một con dê đen rao giảng.

Dê - tranh Marc Chagall
Dê - tranh Marc Chagall

Yule Goat - một lễ hội tôn giáo thường tổ chức trong mùa Giáng sinh ở các nước Bắc Âu. Ở thành phố Gävle, Thụy Điển, người ta  thường chọn Dê  làm biểu tượng đầy quý trọng cho mùa lễ này.

Thần rừng - tranh cổ Hy Lạp
Thần rừng - tranh cổ Hy Lạp
Dê - tranh thời cổ ở Syria
Dê - tranh thời cổ ở Syria

Lịch hoàng đạo Trung Quốc được thành lập dưới thời nhà Hán, một biểu tượng trong đó là dê (đôi khi là con cừu đực hoặc cái). Theo cung hoàng đạo, những người sinh ra dưới dấu chỉ của dê là nhút nhát, sống nội tâm, và cầu toàn.

Cung hoàng đạo Dê của Trung Quốc.
Cung hoàng đạo Dê của Trung Quốc.

Trong chân dung tự họa của Marc Chagall (1887 - 1985),  một nghệ sĩ gốc Do Thái vẽ vào những ngày tháng cuối cuộc đời mình,  đã đặt hình ảnh của chính mình đằng sau  con dê như muốn nói “tôi là con dê”. Đầu của họ dường như dính líu đến nhau. Một con mắt của dê được đặt theo chiều ngang, trên bề mặt phẳng, như mắt của một nghệ sĩ thường sử dụng trong những bức chân dung tự họa…

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.