.

Quan tâm người cao tuổi

.

Một bộ sưu tập những bài tiểu luận của Age International - tổ chức từ thiện dành cho người già, có trụ sở tại Luân Đôn, Anh - đang thu hút sự quan tâm của dư luận với câu hỏi: Vì sao chúng ta không chăm sóc người cao tuổi như trẻ nhỏ?

Những người như cụ bà người Bangladesh ở ga xe lửa Dhaka cần được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn
Những người như cụ bà người Bangladesh ở ga xe lửa Dhaka cần được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn

Trên thế giới có rất nhiều tổ chức từ thiện cho trẻ nhỏ, trong đó đáng chú ý nhất là tổ chức Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF). Nhưng ngược lại chẳng có quỹ từ thiện nào của LHQ cho người lớn tuổi dù LHQ đã chọn ngày 1-10 là ngày Quốc tế người cao tuổi từ năm 1990.

Người cao tuổi không hề nằm trong danh sách các mục tiêu thiên niên kỷ. Ngay cả trong những kế hoạch dự thảo kế hoạch phát triển bền vững thì người trẻ tuổi và trẻ nhỏ có tới 23 kế hoạch, trong khi người cao tuổi chỉ có 3! Trong số các bài tiểu luận mà Age International tập hợp, có được những vấn để đáng để suy nghĩ: Người cao tuổi ở vùng hạ Sahara ở châu Phi được hỗ trợ rất ít, nếu có thể xem xét trong kế hoạch phát triển cốt lõi; Vì sao chúng ta thiếu sự quan tâm tới người cao tuổi? 

Một trong những lý do đó là theo suy nghĩ tự nhiên chúng ta có xu hướng tập trung vào thế hệ trẻ hơn lớp người già. Bản năng của con người là tạo cơ hội cho người trẻ, dung thứ cho những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Sự bất công và nghèo đói của người trẻ và trẻ nhỏ khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn.

Người lớn tuổi hơn là những người làm việc tích cực, hiệu quả và họ có thể kết nối mối quan hệ xã hội và trẻ con. Nhưng có lẽ lý do quan trọng hơn, chắc chắn hơn là sự đe dọa sự tiến bộ, ổn định của một quốc gia nào đó hay tầm quốc tế vì tình trạng thất nghiệp của người trẻ, mức độ bất mãn của người trẻ nhiều hơn người đứng tuổi. Đơn giản là những người trẻ tuổi sẵn sàng ném ghế vào cảnh sát chứ có mấy người lớn tuổi hành động nóng nảy như thế.

Và nếu không giải quyết những rắc rối đó cho người trẻ tuổi thì dễ gặp rắc rối hơn, dễ dẫn tới sự bất ổn xã hội hơn. Lớp người càng lớn tuổi càng không có ý định tạo sự ra sự thông cảm, chia sẻ hay tạo ra sức ép buộc phải giải quyết.

Theo dự báo của LHQ, tới năm 2050 thì số lượng người từ 60 tuổi trở lên tăng hơn gấp đôi so với hiện tại; từ 886 triệu người hiện nay lên 2,02 tỷ người. Năm 2047 sẽ là năm đầu tiên số lượng người từ 60 tuổi trở lên nhiều hơn số lượng trẻ em từ 16 tuổi trở xuống. 80% người có độ tuổi từ 60 trở lên sống ở những nước đang phát triển. Đây là kết quả của việc gia tăng tuổi thọ - một trong những biểu tượng đẹp nhất của sự tiến bộ loài người – nhưng đã bị bóp méo vì khả năng xây dựng chính sách nhân khẩu học của cộng đồng quốc tế. Vậy giờ đây đã tới lúc LHQ xây dựng mục tiêu thiên niên kỷ về chăm sóc người cao tuổi.

ANH THƯ (Theo Guardian)

;
.
.
.
.
.