.

Ethiopia muốn phát triển không ô nhiễm

.

Nhà của Kindeya Redaie không hề có điện, nhưng anh có đủ tiền để mua hai con bò. Đó là hình ảnh phổ biến ở đất nước Ethiopia.

Cánh đồng tuabin gió đầu tiên ở Ethiopia.
Cánh đồng tuabin gió đầu tiên ở Ethiopia.

Phần lớn người dân Ethiopia cam chịu phận nghèo như Redaie, chưa nghĩ tới việc sử dụng điện năng để nấu ăn hay sinh hoạt. Ngay chính mảnh đất của anh có trang trại tuabin gió nhưng chưa biết khi nào nhà anh mới có điện.

Số tiền mà Redaie có được là anh nhận từ chính phủ để xây dựng hai tuabin gió trên phần đất của anh. “Tôi muốn giữ lại đất ruộng của mình nhưng tôi rất vui được sống ở nơi có cánh đồng tuabin gió đầu tiên của đất nước ở cao nguyên Tigray, miền Bắc Ethiopia”, anh Radaie nói. Cánh đồng tuabin gió Ashegoda này do hai công ty Pháp là Vergnet và Alstom xây dựng trong nỗ lực phát triển sạch của một trong những nước nghèo nhất thế giới.

Ethiopia mơ ước sẽ lọt vào nhóm các nước mới nổi vào năm 2025, nhưng đất nước châu Phi này - với dân số xấp xỉ 100 triệu người và tốc độ tăng trưởng gần 10 năm qua luôn đạt mức gần 10% mỗi
năm - không bất chấp tất cả, mà tuyên bố phải hạn chế tối đa lượng khí thải nhà kính. Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Hailemariam Dessalegn là ông Arkebe Oqubay nói rõ: Không có bất cứ dự án cơ sở hạ tầng nào không gây ra tình trạng mất cân bằng xã hội nhưng phải bảo đảm những người dân bị giải tỏa phải được đền bù thỏa đáng.

Đó là luật và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã biết rất rõ. Ethiopia luôn đau đáu với lời cảnh báo của các nhà khoa học là nhiệt độ có thể tăng 1-20C sau một thập niên nữa. Sự thay đổi khí hậu khiến tình trạng di dân tồi tệ hơn. Người chăn nuôi buộc phải di chuyển vì cỏ cây khô héo và dần dần biến mất nên ngay từ bây giờ phải tìm biện pháp phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định.

Ethiopia xây dựng kế hoạch phát triển điện “sạch” không chỉ để cung cấp điện trên toàn lãnh thổ của mình và cung cấp điện cho phần lớn vùng Sừng châu Phi. Tầm nhìn của chính phủ Ethiopia là một nền kinh tế xanh để chống lại biến đổi khí hậu. Nhận thấy thủy điện là “quái vật” nên họ kiên trì phát triển điện gió và mặt trời.

Năng lượng cũng như nông nghiệp, công nghiệp và hạ tầng phải gắn liền với vấn đề chiến lược biến đổi khí hậu. Thủy điện có thể phá vỡ sự phát triển, tạo ra sự căng thẳng xã hội, gây mất ổn định vùng Sừng châu Phi. Chẳng đâu xa, thủy điện lớn trên sân Nile Xanh ước tính 6.000MW đang là mối bất hòa giữa Ai Cập và Sudan vì hạn hán kéo dài.

Ethiopia sẵn sàng đi tiên phong ở châu Phi về cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu – phát triển kinh tế sạch. Nhưng Ethiopia nghèo khó thuộc loại nhất nhì thế giới nên rất cần sự tài trợ của nước ngoài. Thái độ tích cực của Ethiopia đang thu hút sự quan tâm của các nước công nghiệp phát triển nhằm đạt mức đầu tư 7,5 tỷ USD/năm cho tới năm 2025 để thực hiện mô hình phát triển kinh tế vững mạnh song lượng khí thải nhà kính không tăng theo tỷ lệ thuận.

ANH THƯ (Theo Lemonde)

;
.
.
.
.
.