.

Những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu

.

Thế giới đang chứng kiến sự phân kỳ giữa các nước phát triển vì tốc độ tăng trưởng chậm lại và mức độ lạm phát giảm dần của kinh tế toàn cầu.

Mức tiêu thụ hàng hóa ở Trung Quốc đang giảm.
Mức tiêu thụ hàng hóa ở Trung Quốc đang giảm.

Trong lúc Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ thì khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản lại tỏ ra dễ dãi. Hàng hóa đang nằm vào chu kỳ giảm giá. Lạm phát cũng sẽ thấp hơn trong vòng từ 5 tới 10 năm tới,  tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chậm lại. Từ 5 tới 10 năm tới, chúng ta sẽ sống trong thế giới với lãi suất thấp vì giá hàng hóa thấp, tăng trưởng kinh tế sẽ không thể cao bởi vì GDP toàn cầu từ 2016-2020 được dự báo vào khoảng 3-4%.

Vì sao? Năng lượng và hàng hóa là hai nguồn tiêu thụ chính trên toàn thế giới. Như giải thích ở trên, giá cả hàng hóa đang ở chu kỳ thấp và có thể duy trì như vậy từ 5-10 năm nữa, sẽ tác động tới mức độ lạm phát. Tuy nhiên, Trung Quốc đang là cỗ máy tiêu thụ hàng hóa số một thế giới ở mức 18% các nguồn năng lượng trên hành tinh mỗi năm. Mức độ tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc giảm xuống cũng sẽ kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống theo.

Tập trung vào phân tích GDP gồm các thành tố: tiêu thụ + đầu tư + chi tiêu chính phủ + xuất khẩu. Giá dầu giảm và mức tiêu thụ ở Trung Quốc giảm cùng với tình trạng đồng tiền nhân dân tệ đánh mất khả năng cạnh tranh làm cho nền kinh tế Nga và Đức bị thiệt hại bởi vì xuất khẩu chiếm một phần đáng kể trong GDP của hai quốc gia này. Trong khi đó, Mỹ dựa vào tiêu thụ nội địa và nhập khẩu nên kinh tế vẫn phát triển tốt.

Xu hướng tiếp theo của kinh tế toàn cầu là nhiều quốc gia bớt phụ thuộc vào tiêu thụ của Trung Quốc và sử dụng một loạt biện pháp bảo vệ đồng tiền của họ cũng như điều khoản thương mại. Các chính phủ sẽ tìm cách thúc đẩy chi tiêu, thực hiện các dự án hạ tầng nhằm kết nối giữa các nước với nhau nhiều hơn, thuận lợi hơn để tăng nhu cầu tiêu dùng.

Tăng trưởng toàn cầu trong thập niên vừa qua dựa chủ yếu vào các khoản nợ. Nợ của hộ gia đình được xác nhận là tăng gần 20% trong 10 năm qua. Các quốc gia lớn đang cố gắng giải nợ vì nhận ra sự nguy hiểm của việc tiếp tục vay nợ. Điều này cũng là dấu hiệu của sự giảm sút tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Dân số thế giới dự kiến vào năm 2020 khoảng 7,7 tỷ người, tốc độ tăng trung bình hằng năm chỉ là 1,37%. Dân số tăng chậm và dân số già đi do tuổi thọ tăng cao sẽ là một phần trong bộ phận bánh răng giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu do tiêu thụ hàng hóa ít đi và lực lượng lao động nhỏ lại.

ANH THƯ (Theo NationMultimedia)

;
.
.
.
.
.