.

Bảo tàng ở Paris mở cửa trở lại

.

Mục “Ảnh đẹp trong tuần” trên tạp chí Artdaily News hôm thứ ba tuần này giới thiệu họa sĩ người Pháp David Manuel Garcia đứng bên mép cầu trên sông Seine, vẽ nhà thờ Notre Dame de Paris, chung quanh có rất nhiều chú vịt đang bơi trên làn nước ngập. Hôm đó là ngày 5-6, nước lụt trên dòng sông Seine đã rút sau khi mức nước dâng lên ở mức cao nhất từ hơn mấy thập kỷ qua. Và nhà chức trách đang lên tiếng báo động đến các vùng lân cận phòng dòng nước lũ tràn về.

Nghệ sĩ người Pháp David Manuel Garcia, bên cầu sông Seine, vẽ nhà thờ Notre Dame de Paris trong nước lũ.
Nghệ sĩ người Pháp David Manuel Garcia, bên cầu sông Seine, vẽ nhà thờ Notre Dame de Paris trong nước lũ.

Tuy nước lũ đã rút nhưng mực nước hiện nay trên sông Seine ở ngang thắt lưng bức tượng Paris’ Zouave (Chiến binh Zouave của Paris) dưới chân cầu Alma, bắc qua sông Seine. Một trong bốn trụ của cầu Pont de l’Alma (xây dựng năm 1856) được trang trí bằng bức tượng người chiến binh, đại diện một trung đoàn chiến đấu trong cuộc chiến Crimean. Bức tượng Zouave như là một tiêu chuẩn chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự gia tăng mực nước của sông Seine. Năm 1910 được xem là năm của “lũ của thế kỷ” khi dòng nước trên sông dâng cao 8,62m và lên đến bờ vai của bức tượng Zouave.

Ngày 3-6, Bảo tàng Louvre đóng cửa vì nước lũ sông Seine dâng cao.
Ngày 3-6, Bảo tàng Louvre đóng cửa vì nước lũ sông Seine dâng cao.

Vào ngày 3-6, mực nước sông Seine cao hơn 6 mét, trên mức bình thường và lãnh đạo thành phố Paris tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal tỏ ra quan ngại và nỗ lực vận chuyển người dân tránh lũ. Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực và vận động tiền cứu trợ  để giúp chính quyền địa phương đối phó với lũ lụt.

Sau nhiều ngày mưa lớn, Chính phủ Pháp ban hành một “cảnh báo màu cam” cho trung tâm Paris. Bộ trưởng Môi trường Pháp, bà Segolene Royal, nói: “Nước lũ lên quá nhanh, chúng tôi rất lo sợ sẽ xảy ra trận lũ như vào năm 1910”. Lực lượng cứu hộ  phải sử dụng thuyền để tìm cứu những cư dân bị mắc kẹt trong các ngõ đường phố đã biến thành sông. “Trong 60 năm sống ở đây tôi chưa bao giờ nhìn thấy cơn lũ tương tự” Sylvette Gounaud, chủ một cửa hàng cho biết. Các trung tâm của thị trấn nằm hoàn toàn dưới nước, tất cả các cửa hàng đều bị ngập nước.

Bên ngoài Bảo tàng d’Orsay ở Paris.
Bên ngoài Bảo tàng d’Orsay ở Paris.

Hai bảo tàng lớn ở Paris - Bảo tàng Louvre và d’Orsay đóng cửa để sơ tán các tác phẩm nghệ thuật. Nhân viên Bảo tàng Louvre cho biết “Mục đích là di chuyển các tác phẩm nghệ thuật ở khu vực dễ bị ngập lụt đến nơi an toàn ở tầng cao hơn”.

Tượng Paris’ Zouave dưới chân cầu Alma.
Tượng Paris’ Zouave dưới chân cầu Alma.

Bảo tàng Louvre có 5 tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới: Mona Lisa: chân dung mang tính biểu tượng của Leonardo da Vinci, và là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Venus de Milo: bức tượng Venus không tay của Aphrodite; Tượng thần chiến thắng Samothrace và Nữ thần Tự do: tranh sơn dầu của  Eugène Delacroix đánh dấu của cuộc Cách mạng Pháp năm 1830; Bộ luật Hammurabi, một bộ luật Babylon từ Lưỡng Hà cổ đại. Thời gian di chuyển khoảng 150.000 tác phẩm nghệ thuật của Bảo tàng Louvre  mất 72 tiếng và d’Orsay chuyển khoảng 7.000 tác phẩm nghệ thuật đến nơi an toàn (trong đó có 1.000 bức tranh, 300 bức phấn màu và 600 tác phẩm điêu khắc) đến tầng trên mất 96 tiếng đồng hồ.

Lũ lụt năm 1910 ở Paris.
Lũ lụt năm 1910 ở Paris.

Bên ngoài Paris, lâu đài Château de Chambord, một di sản thế giới Unesco, sẽ mở cửa trở lại vào sáng thứ sáu. Các quan chức của lâu đài ước tính thiệt hại do nước lụt khoảng 200.000 đến 300.000 euro.

Mực nước lũ năm 2016 trên tượng Paris’ Zouave dưới chân cầu Alma
Mực nước lũ năm 2016 trên tượng Paris’ Zouave dưới chân cầu Alma

Bảo tàng Louvre và Bảo tàng Orsay đã mở cửa trở lại ngày 7- 6; The Grand Palace mở cửa vào ngày chủ nhật 12-6;  Bảo tàng Hệ thống thoát nước (Paris The Paris Sewer Museum) đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. Một số quán cà-phê nằm dọc mép sông Seine và hoạt động du lịch trên sông Seine tạm ngừng.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.