.
THẾ GIỚI QUA ẢNH

Sức mạnh của thủy triều

.

Con người có thể dự báo thời điểm thủy triều lên xuống hai lần trong một ngày. Ngoài những hiểm họa, nếu biết lợi dụng sức mạnh vô biên của  thủy triều, con người cũng như động vật vẫn có lợi.

Loại chim biển này thường kiếm động vật thân mềm ở lớp bùn biển sau khi thủy triều rút. Một số loại lợi dụng thủy triều mùa xuân để đưa chúng lên bờ đẻ trứng; mùa xuân kế tiếp, thủy triều sẽ giúp đưa con của chúng hòa nhập với biển cả.
Loại chim biển này thường kiếm động vật thân mềm ở lớp bùn biển sau khi thủy triều rút. Một số loại lợi dụng thủy triều mùa xuân để đưa chúng lên bờ đẻ trứng; mùa xuân kế tiếp, thủy triều sẽ giúp đưa con của chúng hòa nhập với biển cả.

 

Tua-bin cao 16m và nặng 1.000 tấn đang được lắp đặt ở vịnh Fundy (nằm ở Bắc Mỹ). Đây được gọi là tua-bin năng lượng thủy triều bởi nó tận dụng sức mạnh thủy triều tại đây với sức đẩy 160 tỷ tấn nước 2 lần/ngày. Một khi đã nối được tua-bin này với lưới điện thì đủ cung cấp cho 1.000 hộ dân.
Tua-bin cao 16m và nặng 1.000 tấn đang được lắp đặt ở vịnh Fundy (nằm ở Bắc Mỹ). Đây được gọi là tua-bin năng lượng thủy triều bởi nó tận dụng sức mạnh thủy triều tại đây với sức đẩy 160 tỷ tấn nước 2 lần/ngày. Một khi đã nối được tua-bin này với lưới điện thì đủ cung cấp cho 1.000 hộ dân.
Đập Thames đưa vào hoạt động ở Luân Đôn (Anh) từ năm 1982, nhằm ứng phó với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng nơi đây. Mùa đông 2013-2014 đánh dấu sự “tàn khốc” của thủy triều khi phải nâng đập lên tới 55 lần, nhiều hơn 10 năm trước đó. Các nhà khoa học nhận định biến đổi khí hậu khiến thủy triều ở đây “hung dữ” hơn nên đập này chỉ có thể hoạt động hiệu quả tới năm 2070 trước khi phải làm cái mới cao hơn.
Đập Thames đưa vào hoạt động ở Luân Đôn (Anh) từ năm 1982, nhằm ứng phó với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng nơi đây. Mùa đông 2013-2014 đánh dấu sự “tàn khốc” của thủy triều khi phải nâng đập lên tới 55 lần, nhiều hơn 10 năm trước đó. Các nhà khoa học nhận định biến đổi khí hậu khiến thủy triều ở đây “hung dữ” hơn nên đập này chỉ có thể hoạt động hiệu quả tới năm 2070 trước khi phải làm cái mới cao hơn.
Con người luôn muốn xác định rạch ròi giới tuyến, nhưng thủy triều là thứ ngăn cản mạnh nhất ý chí đó. Con người phải chấp nhận thuật ngữ pháp lý “nước nuốt đất”. Đó là diện tích đất không thể đòi lại được vì sức mạnh của thủy triều.
Con người luôn muốn xác định rạch ròi giới tuyến, nhưng thủy triều là thứ ngăn cản mạnh nhất ý chí đó. Con người phải chấp nhận thuật ngữ pháp lý “nước nuốt đất”. Đó là diện tích đất không thể đòi lại được vì sức mạnh của thủy triều.

ANH THƯ (Theo Guardian)

;
.
.
.
.
.