Đăng Phong là vùng ngoại ô khá yên tĩnh ở Quảng Châu (Trung Quốc) nhưng đã được điện khí hóa hơn 20 năm trước bởi người nhập cư trong nước và cả châu Phi đổ về. Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy ở Quảng Châu có tới 100.000 người châu Phi nhập cư. Đó là cộng đồng châu Phi lớn nhất ở châu Á và họ tới đây mang theo giấc mộng làm giàu.
Quảng Châu giờ đây không còn nhộn nhịp người châu Phi như 2 năm trước. |
Quảng Châu từng là vùng đất hứa, khi cách Hồng Kông về phía tây bắc 120km. Người châu Phi đổ vào Trung Quốc vào giữa những năm 1990 để làm việc trong các nhà máy, sản xuất từ hàng điện máy đến áo quần. Bắc Kinh mở diễn đàn đầu tiên về hợp tác kinh tế Trung Quốc – Châu Phi vào năm 2000 nhằm thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia giàu tài nguyên ở lục địa đen. Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi năm 2014 vượt qua thương mại Mỹ - Trung hơn 120 tỷ USD.
Roberto Castillo là một giảng viên gốc Phi tại đại học Hồng Kông nói với CNN rằng: Nhiều người châu Phi di cư sang châu Âu thường bị mất quyền bầu cử, có rất ít cơ hội làm ăn. Nếu tới Trung Quốc thì họ có thể làm ăn và đi lại một cách thuận lợi hơn. Thậm chí 40% người châu Phi ở Trung Quốc nhận được bằng đại học, có cả bằng tiến sĩ. Thương nhân Ali Mohamed Ali người Somali cho biết, 5 anh chị em của ông sang châu Âu thì chỉ chạy xe taxi hay làm bảo vệ, còn anh sang Trung Quốc thì tốt nghiệp đại học và làm trong ngành logistics ở Quảng Châu.
Ngày nay giấc mộng đó gần như đã tiêu tan. Trong vòng 18 tháng qua, hàng nghìn người châu Phi đã lần lượt rời bỏ Quảng Châu. Felly Mwamba được coi là người đứng đầu cộng đồng người Congo ở Quảng Đông cho biết: Nếu như năm 2006 có tới 1.200 đồng hương ở đây thì bây giờ chưa tới 500 người. Emmanuel Ojukwu người Nigeria cũng cho biết là đồng hương của ông trở về nước rất nhiều và không có ý định trở lại. Lý do cũng thật dễ hiểu khi người dân châu Phi bắt đầu nhận ra, họ mua phải rất nhiều hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Trước đây, họ sử dụng các sản phẩm từ Nike và Adidas có nguồn gốc từ Mỹ thì giờ họ phát hiện, dùng toàn đồ mang nhãn mác tương tự nhưng được làm giả ở Trung Quốc. Điều này khiến những doanh nhân người châu Phi từng thu những khoản lợi nhuận lớn từ hàng giả, hàng nhái được làm từ đây, khiến sụt giảm một lượng lớn khách hàng châu Phi.
Các doanh nhân châu Phi cũng rời bỏ Quảng Đông bởi vì mức lương công nhân ở đây tăng trung bình 12% mỗi năm kể từ năm 2001, khiến cho chi phí sản xuất tại Trung Quốc cao hơn trước. Một doanh nhân người Senegal, Moustapha Dieng nhận định: “Trung Quốc đã đánh mất lợi thế nhân công giá rẻ của mình nên nhiều người bắt đầu nghĩ tới việc chuyển công việc sản xuất sang các nước khác, như Bangladesh chẳng hạn”.
Trung Quốc cũng chịu sức ép về sở hữu trí tuệ rất lớn từ các nước khác, phải đẩy mạnh các hình phạt vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, khiến chuyện nhái thương hiệu cũng giảm dần, làm các mối làm ăn của người châu Phi gặp khó khăn hơn.
Ngoài ra, giữa người bản địa và người châu Phi bắt đầu xung đột về lối sống, văn hóa… khiến cho cuộc sống của người Phi trở nên ngột ngạt hơn ở Quảng Châu. Một lý do khác là việc năm 2013, Trung Quốc đã thay đổi bộ luật quản lí nước ngoài, nhưng vẫn chưa giúp họ trở thành dân cư đích thực một cách thuận lợi. Felly Mwamba nói: “Sau 13 năm sống ở Trung Quốc, tôi cũng đã nhận ra tới lúc trở về quê hương với gia đình, bạn bè. Chấm dứt giấc mơ ở Trung Quốc”.
ANH THƯ (Theo CNN)