.
THẾ GIỚI QUA ẢNH

Trẻ em trong bầu không khí ô nhiễm

.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết có khoảng 300 triệu trẻ em trên thế giới phải sống trong bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều nước ở châu Á và châu Phi có tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất.

Nhiều trẻ em tham gia làm việc trong một lò mổ và chế biến thịt hun khói ở bang Bayelsa (Nigeria). Các em phải sử dụng lốp cao su, dây điện, lon nhôm để hun khói thịt.
Nhiều trẻ em tham gia làm việc trong một lò mổ và chế biến thịt hun khói ở bang Bayelsa (Nigeria). Các em phải sử dụng lốp cao su, dây điện, lon nhôm để hun khói thịt.
Bé gái người Bờ Biển Ngà đang dùng tay trần bốc than tổ ong tại một điểm sản xuất than ở vùng Bas-Sassandra. Rất nhiều trẻ em đã nghỉ học, làm việc suốt 7 ngày trong tuần và hít khói than nguy hiểm này cả ngày.
Bé gái người Bờ Biển Ngà đang dùng tay trần bốc than tổ ong tại một điểm sản xuất than ở vùng Bas-Sassandra. Rất nhiều trẻ em đã nghỉ học, làm việc suốt 7 ngày trong tuần và hít khói than nguy hiểm này cả ngày.
Một người phụ nữ Ấn Độ đang bồng con ngồi trong lòng khi đang chuẩn bị bữa ăn cho gia đình bằng than, củi. Tổ chức Y tế thế giới từng khuyến cáo có tới hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi mà nguyên nhân là hít phải không khí ô nhiễm ngay tại gia đình.
Một người phụ nữ Ấn Độ đang bồng con ngồi trong lòng khi đang chuẩn bị bữa ăn cho gia đình bằng than, củi. Tổ chức Y tế thế giới từng khuyến cáo có tới hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi mà nguyên nhân là hít phải không khí ô nhiễm ngay tại gia đình.
Cậu bé Bangledesh đang đốt đống kim loại phế liệu bên dòng sông Buriganga ở Dhaka. Cách tái chế vật liệu như thế này không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của cậu bé mà còn làm ô nhiễm dòng sông ở ngay sát sau lưng cậu bé.
Cậu bé Bangledesh đang đốt đống kim loại phế liệu bên dòng sông Buriganga ở Dhaka. Cách tái chế vật liệu như thế này không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của cậu bé mà còn làm ô nhiễm dòng sông ở ngay sát sau lưng cậu bé.

 ANH THƯ (Theo Guardian)

;
.
.
.
.
.