Theo Independent, ngày 27-11, các nghệ sĩ Trung Quốc tiếp tục lên tiếng về bức tượng đang dựng bên bờ sông Hoàng Phố, Thượng Hải, Trung Quốc “giống hệt” bức tượng “Timepiece”, tác phẩm điêu khắc mang tính biểu tượng London đang đặt bên cầu tháp ở London, Anh quốc. Nhiều cuộc tranh cãi về sự “sao chép” và “đạo ý tưởng” đã xảy ra trên các phương tiện truyền thông về nghệ thuật.
Anish Kapoor |
Wendy Taylor đang làm việc. |
Wendy Taylor, nhà điêu khắc nữ, tác giả bức tượng Timepiece đã bị sốc khi nhận được một bức ảnh chụp tác phẩm điêu khắc gần như “giống hệt” tác phẩm của bà thực hiện từ năm 1973, đang đặt trên bờ sông Hoàng Phố, trước những tòa nhà cao ở Thượng Hải. Bức ảnh này do một người đam mê nghệ thuật chụp khi đi ngang qua bức tượng bên sông Hoàng Phố và gửi qua thư điện tử đến cho Wendy Taylor, vì cứ nghĩ rằng đây “cũng có thể là tác phẩm của Wendy Taylor”. Thoạt đầu, Taylor nghĩ một ai đó làm một bản sao chép thông minh và thay đổi hình nền, nhưng nhìn kỹ, bà nhận ra đó là một bản sao hoàn chỉnh!
Tượng Cloud Gate của Anish Kapoor ở Chicago, 2006. |
Tượng ở Trung Quốc “y hệt” tượng của Anish Kapoor ở Chicago . |
Bà Taylor nói tác phẩm điêu khắc của Trung Quốc là “gần như là một bản sao chính xác” tượng Timepiece của bà, từ các chi tiết, mặt trời vòng thép, trung tâm con trỏ - được thiết kế để trông giống như một cái đinh ở xưởng đóng tàu - với các chuỗi chi tiết phụ trợ của nó, những hòn đá cuội London, cũng y hệt. “Tác phẩm này đánh dấu một bước ngoặt rất riêng tư với tôi, bởi vì trước kia, đây là bến tàu, nơi gia đình tôi đã làm việc nhiều năm qua”, bà Taylor nói.
Sau khi kêu gọi sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh, bà Taylor nhận được phúc đáp và ủng hộ về những khiếu nại sở hữu trí tuệ với tùy viên tại đại sứ quán ở Bắc Kinh. Bà hy vọng rằng, các cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm đến sự việc này phải thừa nhận nó là bản sao từ tác phẩm của bà. Đó là điều duy nhất người ta có thể hy vọng mọi chuyện sẽ sáng tỏ hơn để sự cố này khỏi đè nặng vào tương lai.
Wendy Taylor là một trong những nghệ sĩ đầu tiên của thế hệ mình đưa tác phẩm nghệ thuật ra khỏi phòng trưng bày đến với đường phố. Loạt tác phẩm ấn tượng của bà mang kích thước lớn, quy mô, chẳng hạn như tác phẩm Timepiece nổi tiếng bên cạnh cầu tháp. Hiện nay, tổng số tác phẩm của bà đã trên con số 70 - nhiều hơn tác phẩm điêu khắc công cộng của bất kỳ nghệ sĩ điêu khắc người Anh nào.
Tượng Timepiece của Wendy Taylor bên cầu tháp London. |
Bức tượng “y hệt” tác phẩm Timepiece của Wendy Taylor đặt bên mạn bờ sông Hoàng Phố, Thượng Hải. |
Wendy Taylor sinh ở Stamford, Lincolnshire, năm 1945. Bà học tại trường St Martin Nghệ thuật London (1961-1967), sống và làm việc tại London, có nhiều cuộc triển lãm cá nhân, và nhận được nhiều giải thưởng.
Nổi tiếng với nhiều đơn đặt hàng, Taylor có hai nhánh riêng biệt cho tác phẩm của mình: trừu tượng là phần lớn trong số tác phẩm của bà cốt để cân bằng tư duy sáng tạo, và bản vẽ dành cho tác phẩm điêu khắc về động vật, với các chi tiết hình thể, giải phẫu học chính xác. Hầu hết các tác phẩm của bà đều được thực hiện với nhiều chất liệu nhưng bà thường xuyên chọn chất liệu gạch và đồng.
Không riêng chi Wendy Taylor bị sốc khi biết được một tác phẩm “y hệt” của mình xuất hiện ở nơi khác, cuối năm 2015, nghệ sĩ Anish Kapoor cũng lên tiếng vì một bức tượng “nhái” tác phẩm của ông cũng phát hiện ở Trung Quốc. Anish Kapoor, nhà điêu khắc người Anh, gốc Ấn Độ. Sinh ở Bombay. Kapoor sống và làm việc tại London kể từ đầu những năm 1970 khi ông chuyển đến học nghệ thuật, lần đầu tiên tại Cao đẳng Nghệ thuật Hornsey và sau đó tại Trường Nghệ thuật và Thiết kế Chelsea.
Lúc đó, Anish Kapoor giận dữ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc “đạo ý tưởng trắng trợn” sau khi ông bắt gặp hình ảnh một bức tượng đặt tại thị trấn Karamay, “y hệt” tượng Cloud Gate của ông thực hiện tại Chicago năm 2006,
Người nghệ sĩ gốc Ấn Độ sử dụng Instagram kêu gọi. Thị trưởng Chicago, ông Rahm Emanuel tham gia bằng cách lên án các hành vi xâm phạm quyền tác giả và hỗ trợ ông trong hành động pháp lý đề nghị nhà chức trách Trung Quốc trả lời.
Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal viết rằng, thị trưởng Rahm Emanuel dường như không biết gì về luật lệ tranh chấp “Bản quyền và trí tuệ”; nên mọi chuyện hầu như được xếp vào “chuyện đã qua”.
HOÀNG ĐẶNG