Năm 2010, Liên Hợp Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện dự án 100 triệu bếp nấu ăn không khói cho các hộ gia đình ở những nước nghèo vào năm 2020 nhằm giúp giải quyết căn bệnh trầm kha viêm phổi. Tuy nhiên, các nhà khoa học vừa chứng minh rằng chỉ một mình bếp nấu ăn không khói không giúp giảm được nguy cơ viêm phổi như mục tiêu ban đầu mà cốt yếu là phải cung cấp nguồn năng lượng sạch.
|
Tổ chức Y tế thế giới cho biết có khoảng 2,8 tỷ người trên toàn thế giới vẫn còn nấu ăn bằng củi, rơm, lá cây khô…Đó là nguyên nhân chính khiến mỗi năm có tới 4 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong nhà. Dự kiến tới cuối năm 2016 sẽ có 63/100 triệu bếp không khói tới với người nghèo trên thế giới. |
|
Tuy nhiên, bác sĩ - nhà nghiên cứu bệnh hô hấp người Anh, Kevin Mortimer cùng các cộng sự đã nghiên cứu 2 năm tại 3 ngôi làng nghèo nhất ở Malawi với hơn 4 nghìn hộ dân có bếp không khói với số lượng tương đương bếp có khói; theo dõi sức khỏe thường xuyên của 10 nghìn trẻ em ở đây thì không cho thấy sự khác biệt về bệnh viêm hô hấp. |
|
Giáo sư Jim Tielsch từ Đại học George Washington (Mỹ) nghiên cứu ở miền bắc Ấn Độ. Lúc mới tới đây, giáo sư Mỹ đo nồng độ bụi trong không khí là từ 900 tới 1.400 microgram/m3, tức vượt qua xa với chuẩn 200 microgram/m3 của Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ. Khi thay bếp cũ bằng bếp gas thì nồng độ bụi trong không khí giảm xuống một nửa. |
|
Nguồn năng lượng sạch ở đâu? Giáo sư Majid Ezzati thuộc Trường Imperial College London (Anh) cũng nói rằng mỗi nước cần khai thác nguồn năng lượng tại chỗ như gas, biogas hoặc điện thay vì giải pháp công nghệ mức độ thấp và giá rẻ như bếp không khói. |
ANH THƯ (Theo BBC)