Một ngày làm việc của nhà văn

.

Trong bài phỏng vấn “My writing day” (Một ngày viết của tôi), tờ Guardian giới thiệu một số ý kiến của các nhà văn đương thời, nổi tiếng.

Nhà văn Antonia Fraser
Nhà văn Antonia Fraser

Antonia Fraser (1932), nữ nhà văn Anh chuyên viết lịch sử, tiểu thuyết, tiểu sử và tiểu thuyết trinh thám. 
Một ngày của tôi sẽ bắt đầu khi đầy đủ sự tĩnh lặng, thường lúc 9 giờ 30. Tắt chuông điện thoại bàn, điện thoại di động bỏ dẹp qua một bên trong suốt buổi sáng.

Tôi luôn viết trên một vài loại máy đánh chữ, bây giờ là máy vi tính, vì tôi buộc phải học cách gõ vào các ngày thứ bảy tại trường tu viện của tôi như một hình phạt vì tính thích làm cao. Tôi không bao giờ làm việc vào buổi chiều. Tôi thích bơi lội trong một câu lạc bộ sức khỏe địa phương. Vào buổi tối, tôi  trở lại căn gác, nhưng chỉ đọc qua các trang của ngày qua, và sửa chữa chúng, chứ không phải làm thêm một cái gì đó sáng tạo hơn.

Nhà văn Yaa Gyasi
Nhà văn Yaa Gyasi

Yaa Gyasi (sinh 1989), nhà văn người Mỹ gốc Ghana. Tiểu thuyết đầu tay của cô, Homegoing xuất bản năm 2016, lúc Yaa Gyasi tròn 26 tuổi. Cuốn sách giành được giải thưởng National Book Critics Circle - Phê bình sách Quốc gia. Và tiếp đó, Giải thưởng PEN/Hemingway cho cuốn tiểu thuyết đầu tiên.

Tôi viết một câu. Tôi xóa nó. Tôi tự hỏi, bây giờ ăn trưa thì quá sớm. Tôi đã từng nghĩ mình là một người có nhiều kỷ luật. Thông thường, lịch công việc “không hợp lý” của tôi diễn ra như sau: Tôi bắt đầu làm việc khoảng 10 giờ sáng nếu tôi cảm thấy có hứng thú, hoặc 11 giờ nếu tôi không có động cơ nào.

Tôi viết một câu. Tôi đọc to. Tôi xóa câu. Tôi nhìn vào đồng hồ và tự hỏi có thể quá sớm để nghĩ về bữa trưa. Tôi tự nhủ rằng, nếu tôi có thể đạt đến 300 từ, tôi có thể ăn trưa. Tôi viết một câu khác. Vì vậy, ngày viết của tôi cảm thấy như đang đào giếng. Đôi khi tôi đào xuống hơn 60 mét rồi dừng lại. Ngày sau lại đào tiếp. Mỗi ngày tôi viết như cách tìm kiếm nước ở đáy giếng.

Nhà văn Andrew Michael Hurley
Nhà văn Andrew Michael Hurley

Andrew Michael Hurley (sinh 1975) nhà văn người Anh với cuốn tiểu thuyết đầu tay The Loney được xuất bản trong giới hạn 278 bản do Tartaru Press phát hành vào ngày 1-10-2014. Ông đã được giới thiệu qua cuộc phỏng vấn trên chương trình Sách Mở của BBC Radio ngày 4-10-2015.

Không phải là về bạn muốn viết hay không, mà viết là một sự cần thiết khẩn cấp. Kiếm sống bằng văn chương thường liên quan đến việc nói về những gì bạn đang làm hơn là thực sự làm công việc đó. Nhưng vào những ngày tôi có thể ngồi xuống và gõ vào các phím, thì thời gian thường được định hình bằng những gì tôi cần làm.

Trong những tuần cuối cùng của việc chỉnh sửa một cuốn tiểu thuyết tôi có thể làm việc vào lúc sáu giờ sáng và làm liên tiếp trong 10 đêm. Đó là thực nghiệm nông nghiệp, từng bước, từng bước một, chứ không phải chỉ là vụ thu hoạch điên rồ.

Nhà văn Frances Hardinge
Nhà văn Frances Hardinge

Frances Hardinge sinh ra ở Kent. Cô đọc sách nhiều từ thời thơ ấu trong một ngôi nhà cũ, cô lập trên một đỉnh đồi trong quận. Cô học khoa tiếng Anh tại Oxford sau đó làm việc như một chuyên viên kỹ thuật cho một công ty phần mềm máy tính... Sách của cô được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới.

 Cuộc đời là một cuộc sống đầy mâu thuẫn. Đây là bản thiết kế cho ngày viết của tôi: tôi dậy sớm, nhảy vọt lên phòng tập thể dục, sau đó làm việc chăm chỉ cho đến buổi tối. Tôi thường tắt internet. Tôi hiếm khi nghe nhạc, trừ khi tôi liên kết một bài hát hoặc album nhạc đặc biệt liên quan với cuốn sách.

Nhà văn Fiona Mozley
Nhà văn Fiona Mozley

Fiona Mozley sinh ra ở Hackney nhưng lớn lên ở York, đông bắc Vương quốc Anh và học Cambridge. Fiona Mozley có một công việc cuối tuần tại The Little Apple Bookshop ở York. Elmet là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cô và đã được lọt vào danh sách đề cử giải Man Booker năm 2017.

 Khi tôi bắt đầu cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, cuốn Elmet, tôi không phải là một nhà văn. Tôi thường ghi chép lại các chi tiết “mảnh vỡ” ở đâu đó - trên điện thoại di động của tôi - và tôi sẽ viết nhiều hơn trong các buổi tối và cuối tuần. Đôi khi tôi viết trên máy tính và đôi khi tôi viết bằng tay, đặc biệt của việc viết trên giấy nguyên thủy có nghĩa là tôi đã quản lý được một vài câu, có lẽ nó đáng giá. Khi tôi viết trên máy tính của tôi, tất nhiên, có sự cám dỗ của internet. Email, Facebook và Twitter là “thủ phạm” chính, nhưng tôi cũng phải thừa nhận một số nội dung khác, thích hợp hơn là phiền nhiễu. Tôi là một người phát triển những ám ảnh khá dễ dàng. Hai trong số những sở thích của tôi là guitar điện và máy ảnh cổ.

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)

;
.
.
.
.
.
.