100 năm nghệ thuật và nhiếp ảnh trừu tượng

.

Tate Modern, nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật quốc gia của Vương quốc Anh và các tác phẩm nghệ thuật đương đại trong nước và quốc tế, lần đầu tiên tổ chức cuộc triển lãm ghi lại những câu chuyện đan xen giữa nghệ thuật nhiếp ảnh và nghệ thuật trừu tượng từ năm 1910 đến nay với hơn 300 tác phẩm của hơn 100 nghệ sĩ tham gia. Triển lãm có tên “Shape of Light ”(tạm dịch: Hình dáng của ánh sáng).

Không đề -Barbara  Kasten
Không đề -Barbara Kasten

Trung tâm cuộc triển lãm trưng bày những tác phẩm lập thể, trừu tượng và hiện đại của  George Braque, Jackson Pollock,  Pierre Dubreuil và Wassily Kandinsky… cùng trưng bày chung với các tác phẩm nhiếp ảnh trừu tượng và  hiện đại của các nhà sáng tạo nhiếp ảnh nổi tiếng trong thời đại của họ như Alvin Langdon Coburn, Nathan Lerner, Aleksandr Rodchenko…

Bức ảnh chụp theo lối Votograph-“Ba tấm gương” của Alvin Langdon Coburn
Bức ảnh chụp theo lối Votograph-“Ba tấm gương” của Alvin Langdon Coburn

Alvin Langdon Coburn (1882 - 1966), nhiếp ảnh gia đầu thế kỷ 20, nhân vật chủ chốt trong sự phát triển của bộ môn nhiếp ảnh Mỹ theo lối trừu tượng đầu tiên, tác phẩm ông nhấn mạnh tiềm năng thị giác.

Một trong những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhiếp ảnh trừu tượng đã xảy ra vào khoảng thế kỷ, khi hai nhóm nhiếp ảnh gia - được gọi là Photo Succession và Linked Ring - bắt đầu đưa ra trường hợp chấp nhận nhiếp ảnh như một tác phẩm nghệ thuật. Alvin Langdon Coburn là một thành viên chủ chốt của cả hai nhóm.

Ông còn được coi là nhà phát minh của Vortograph - loại hình ảnh hoàn toàn trừu tượng được chụp khi tác giả gắn ba tấm gương vào mặt trước của máy ảnh của mình trong một hình tam giác. Về cơ bản, các gương hoạt động như một kính vạn hoa. Các bức ảnh kết quả cho thấy một thực tế bị gãy, đầy đủ các đường chéo mạnh và hình dạng hình tam giác.

Nhịp khúc - Wassily  Kandinsky-1925
Nhịp khúc - Wassily Kandinsky-1925

Các tác giả nhiếp ảnh khác có mặt tại triển lãm: Nathan Lerner(1913-1997), nhiếp ảnh gia có ảnh hưởng ở Chicago. Tờ New York Times viết rằng tác phẩm của ông “bị ràng buộc chặt chẽ trong lịch sử văn hóa thị giác ở Chicago”; nhiếp ảnh gia người Đức Otto Steinert (1915-1978) sinh ở Saarbrücken là người sáng lập nhóm nhiếp ảnh Fotoform.

Jackson Pollock (1912-1956), họa sĩ người Mỹ và là nhân vật chính trong phong trào biểu hiện trừu tượng, nổi tiếng với phong cách độc đáo với lối vẽ tranh vung vẩy, tung hứng màu sắc.

Tranh trừu tượng -Jackson Pollock 
Tranh trừu tượng -Jackson Pollock 

Trong giai đoạn những năm 1930, tác phẩm hội họa trừu tượng của Wassily Wassilyevich Kandinsky (1866-1944), người Nga, gây sự chú ý lớn và được các nhà nghiên cứu nghệ thuật trên thế giới chấp nhận với sự đánh giá cao.

Là một trong những người tiên phong về nghệ thuật đương đại trừu tượng, Wassily Kandinsky đã khai thác mối tương quan gợi cảm giữa màu sắc và hình thức để tạo ra một trải nghiệm thẩm mỹ gắn liền với thị giác, âm thanh và cảm xúc của công chúng.

Ông coi mình là một vị tiên tri có nhiệm vụ là chia sẻ lý tưởng này với thế giới vì sự cải thiện xã hội.  Kandinsky  thường nói “Màu sắc là phương tiện tác động trực tiếp đến tâm hồn.Trong tất cả các hình thức nghệ thuật, bức tranh trừu tượng là khó thực hiện nhất. Nó đòi hỏi bạn biết cách vẽ, có độ nhạy cao dành cho bố cục và màu sắc, và sau cùng là một nhà thơ thực thụ”.

Đồ họa-Luminogramm II - Otto Steinert (1952)
Đồ họa-Luminogramm II - Otto Steinert (1952)

Triển lãm mở cửa từ ngày 2-5 đến ngày 14-10-2018

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Times)

;
.
.
.
.
.
.