Bản thảo tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới

.

Một bản thảo chứa một chương - phần còn thiếu của tác phẩm văn học cổ điển Nhật Bản The Tale of Genji (Câu chuyện về Genji), do Murasaki Shikibu viết trong những năm đầu của thế kỷ 11, được xem là tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, đã được tìm thấy bên trong một cái rương lớn trong kho chứa đồ cũ, nhà của Motofuyu Okochi, 72 tuổi, ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là tài sản thừa kế của gia đình mà cụ tổ là lãnh chúa phong kiến trước đây.

Motofuyu Okochi trình bày một phần của bản sao cũ nhất của Câu chuyện về Genji ở Kyoto.
Motofuyu Okochi trình bày một phần của bản sao cũ nhất của Câu chuyện về Genji ở Kyoto.

Câu chuyện về Genji - được gọi là Genji Monogatari trong tiếng Nhật, là một tác phẩm sử thi gồm 3 phần, dài hơn 1.100 trang với 54 chương. Tiểu thuyết mô tả những câu chuyện đầy màu sắc xung quanh cuộc sống lãng mạn của con trai của một vị hoàng đế Nhật Bản, làm sáng tỏ những hoạt động nội cung cuộc sống triều đình ở Kyoto hơn 1.000 năm trước.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của chương còn thiếu, Junko Yamamoto, giáo sư văn học tại Đại học Khoa học tiên tiến Kyoto, nói với tờ Asahi: Phát hiện chương này của bản thảo tiểu thuyết là điều rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu. Chương bản thảo vừa được phát hiện mô tả khoảnh khắc quan trọng mà nhân vật chính - Hoàng tử Genji, gặp người vợ tương lai, nàng Murasaki-no-ue.

Chữ viết trên chương bản thảo tiểu thuyết vừa phát hiện.
Chữ viết trên chương bản thảo tiểu thuyết vừa phát hiện.

Murasaki Shikibu là tiểu thuyết gia, nhà thơ, vốn là người hầu thiếp tại triều đình trong thời kỳ Heian. Bà được biết đến là tác giả của Câu chuyện về Genji, được viết bằng tiếng Nhật trong khoảng từ năm 1000 đến 1012. Tên thật, ngày sinh và mất của bà không thể xác nhận được dù đây là tác giả hàng đầu trong thời đại đó.

Murasaki Shikibu sinh ra trong một gia đình quý tộc trung lưu vào giữa thời Heian - thời kỳ phân chia cuối cùng của lịch sử cổ điển Nhật Bản, bắt đầu từ 794 đến 1185. Thời kỳ này được đặt theo tên của thành phố thủ đô Heian-kyō, hay Kyōto hiện đại. Cha của bà, Fujiwara Tametoki, được biết đến như một học giả và là người đàn ông rất ít được lưu ý với tư cách là một quan chức trong hoàng gia. Có lẽ để bù đắp cho điều này, ông đã vui mừng khi thấy rằng con gái mình học tốt. Murasaki Shikibu được chú ý từ khi còn là một đứa trẻ, bà đọc sách nhiều mà ngay cả những cậu bé có học thức cũng gặp khó khăn.

Một du khách đang xem Câu chuyện về Genji của Murasaki Shikibu, từ năm 1580, tại Thư viện Công cộng New York.
Một du khách đang xem Câu chuyện về Genji của Murasaki Shikibu, từ năm 1580, tại Thư viện Công cộng New York.

Tuổi thơ của Murasaki hoàn toàn không hạnh phúc khi mẹ cô qua đời ngay sau khi bà được sinh ra. Murasaki kết hôn khá muộn trong một gia đình thuộc tầng lớp xã hội tương tự. Nhưng chỉ vài năm sau, chồng cô qua đời để lại cho Murasaki một cô con gái và nhiều đau buồn. Chính trên nền tảng này, Murasaki bắt đầu viết Câu chuyện về Genji, trong đó cô nhìn kỹ vào mối quan hệ của đàn ông và phụ nữ và những hoàn cảnh không may mà phụ nữ bị đặt vào.

Tác phẩm mô tả lối sống của các cận thần cao cấp trong thời Heian, được viết bằng ngôn ngữ cổ xưa và một phong cách thơ mộng và khó hiểu khiến người Nhật không thể đọc được nếu không có sự nghiên cứu riêng. Mãi đến đầu thế kỷ 20, cuốn sách mới được nhà thơ Akiko Yosano dịch sang tiếng Nhật hiện đại. Bản dịch tiếng Anh đầu tiên đã được in vào năm 1882, nhưng chất lượng kém và không đầy đủ.

Bìa cuốn sách Câu chuyên về Genji.
Bìa cuốn sách Câu chuyên về Genji.

Câu chuyện về Genji được hâm mộ, chào đón rộng rãi, trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên được sáng tác bởi một phụ nữ vào thời điểm chỉ có đàn ông mới được phép viết bằng tiếng Trung, còn phụ nữ chỉ được phép viết bằng tiếng Nhật. Câu chuyện về Genji là một cuốn sách quan trọng vào thời điểm đó bởi vì nó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên từng được viết và rất phổ biến trong triều đình Heian... Tuy nhiên, nó vẫn còn quan trọng cho đến ngày hôm nay bởi vì đây là một cuốn tiểu thuyết tâm lý nhìn vào cuộc sống bên trong các cận thần trong thời kỳ Heian.

HOÀNG ĐẶNG (Theo CNN)

;
;
.
.
.
.
.