Sách mới, sách hay

.

1.  Tác phẩm “Trả phí mua sự chú ý: Quảng cáo sáng tạo trong thế giới kỹ thuật số” của tác giả Faris Yakob (Nguyễn Thị Kim Ngọc dịch, NXB Trẻ, 2023) nói về những thay đổi chóng mặt trong công nghệ đã khiến bối cảnh truyền thông trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các nhà quảng cáo đổ nhiều tiền hơn nhưng nhận lại lượt tiếp cận khách hàng ngày càng thấp. Trong khi đó, khách hàng bị bao vây bởi dòng chảy nội dung bất tận trên nhiều nền tảng khác nhau. Khi không còn có thể dùng tiền để mua sự chú ý cần thiết cho quảng cáo - các thương hiệu phải phản ứng như thế nào?

“Trả phí mua sự chú ý” khám phá cách những ý tưởng làm lay động tâm can con người. Tác phẩm cũng đề cập những thay đổi cần thiết trong quảng cáo để có thể theo kịp bối cảnh truyền thông hiện đại. Cuốn sách cũng bao gồm nhiều ví dụ thực tế từ các chiến dịch lớn của những công ty như Sony, Redbull, HP cùng những công cụ và biểu mẫu marketing có tính ứng dụng cao.

2. Đầu năm nay, NXB Trẻ ra mắt cuốn “Sao trước đây không ai nói với tôi điều này?” của Tiến sĩ Julie Smith, nhà tâm lý học lâm sàng. Sách được xem là khóa học cấp tốc về sức khỏe tâm thần, hỗ trợ những ai đang vật lộn với thăng trầm của cuộc sống, giúp mọi người có thể học hỏi và đủ sức đối phó với mọi thứ, từ sự lo lắng, chỉ trích đến tâm trạng tồi tệ và sự nghi ngờ bản thân...

Với tác phẩm này, độc giả như có một bác sĩ tâm lý ngồi kế bên và được tiếp thêm sức mạnh để trở thành bản ngã tốt nhất của mình, đặc biệt là những những người đang đối mặt với căng thẳng lo âu, nghi ngờ bản thân hay trầm cảm - những căn bệnh xã hội đang có xu hướng tăng vọt, nhất là giai đoạn sau đại dịch Covid-19. Tác phẩm bao quát nội dung khá rộng, với mỗi vấn đề, tác giả đều đi rõ từ nguyên nhân, biểu hiện, đến những tác hại/lợi ích mà nó mang tới và cách ta điều chỉnh phản xạ để đạt được kết quả tốt hơn. Tác giả vận dụng nhiều kiến thức khoa học và thực tiễn trị liệu tâm lý để đúc kết thành những lời khuyên đơn giản mà vô cùng hữu dụng.

Ví dụ, nói về nỗi căng thẳng, tác giả viết: “Con người chúng ta có mối quan hệ yêu - ghét với căng thẳng. Chúng ta thích cảm giác hồi hộp khi xem phim kinh dị hoặc tốc độ nhanh vọt của tàu lượn siêu tốc. Chúng ta chủ động chọn những mức tăng đột biến này cho phản ứng căng thẳng của mình, mong đợi chúng cùng sự phấn khích tột độ. Chúng ta có thể cảm thấy mất kiểm soát, nhưng ta biết điều đó chỉ xảy ra trong chốc lát. Chúng ta thấy sợ hãi, nhưng đồng thời tin mình sẽ sống sót để kể lại trải nghiệm đó. Chúng ta giữ kiểm soát đủ để dừng trải nghiệm bất cứ lúc nào.

Cuối mỗi mục tác giả liệt kê một số cách đơn giản để bạn đọc có thể áp dụng vào luyện tập việc nâng cao sức khỏe tinh thần, từ rèn luyện cách hít thở đến những “mánh” tâm lý học như mã hóa suy nghĩ, nhân cách hóa nỗi lo... Cách viết chia ngắn nội dung cũng hỗ trợ độc giả tìm đúng mục thông tin cần thiết cho vấn đề của mình, từ đó tối ưu hóa được sức khỏe tinh thần và trở nên kiên cường, có khả năng làm chủ cuộc sống của mình hơn.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.