Sách mới sách hay

.

1. Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh vừa trao giải thưởng Văn học 2023 cho tập truyện ký "Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo" (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022) của nhà văn Hoàng Lại Giang. Sách thuộc thể loại truyện ký, truyện về nhân vật lịch sử.

Bộ sách được chia làm ba tập, tương ứng những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bộ sách khắc họa toàn diện cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt là trí tuệ và sự sáng tạo trong giải quyết các nhiệm vụ cách mạng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cả trong thời kỳ kháng chiến và hòa bình.

Tập một tái hiện chặng đường đầu tiên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, trải dài từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Genève về Việt Nam. Tập hai kể về giai đoạn từ Hiệp định Genève về Việt Nam đến ngày 30-4-1975. Tập ba - Thực tiễn và sáng tạo, thuật lại quá trình hoạt động của ông từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến khi ông thôi nhiệm.

Qua bộ sách, người đọc thấy được quá trình rèn luyện, trưởng thành của đồng chí Võ Văn Kiệt từ lúc là một thanh niên trẻ Phan Văn Hòa cho tới ngày ông thôi làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và rời Hà Nội trở vào Nam năm 2001. Bộ sách là một sự tri ân đến vị lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước; đồng chí không còn nữa nhưng nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh và trí tuệ của đồng chí sẽ mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

2. Bộ sách “Nếp cũ: Cầm-Kỳ-Thi-Họa” (NXB Trẻ, 2023) của nhà văn, nhà nghiên cứu Toan Ánh là một phần của toàn bộ sách Nếp cũ. Tác phẩm cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta. Biết những điều tốt đẹp, nhận chân giá trị đích thực những gì thuộc về văn hóa cổ truyền, những cái hay, cái lạ của ông cha từ thời mở nước và giữ nước đặng gìn giữ những vốn quý hay, lạ, hợp lẽ đời, để đối nhân xử thế đầy nhân hậu, yêu thương và đồng cảm giữa người với người trên quê hương Việt Nam.

Với tác phẩm "Nếp cũ: Cầm-Kỳ-Thi-Họa", tác giả gởi đến người đọc những giá trị tinh thần của người Việt xưa thông qua 4 hình thức là cầm (gảy đàn), kỳ (đánh cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ). “Nếp cũ: Cầm-Kỳ-Thi-Họa” là những ghi chép về  nghệ thuật Cầm ca của ta (các loại nhạc khí, các điệu hò điệu hát..), các môn cờ, thơ ca và họa. Được thuật lại qua các câu chuyện viết “hấp dẫn, và dồi dào về chi tiết”, tác phẩm của Toan Ánh là một tài liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa Việt Nam.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.