CÀ PHÊ

Cà phê với nghệ sĩ

.

Sẽ không quá lời khi nói rằng giờ đây cà phê đã trở thành một nét văn hóa của người Đà Nẵng. Nếu những con phố thiếu đi các quán cà phê lớn, nhỏ sẽ trở nên vắng vẻ và vô hồn biết bao. Cà phê xuất hiện để rồi tồn tại như một sự hiển nhiên không thể thiếu nên dù là ai chăng nữa, họ cũng chẳng thể nào từ chối được hấp lực của thứ thức uống “gây nghiện” này.

Người Đà Nẵng đến quán cà phê không chỉ để uống một thứ thức uống “cho có” mà hơn cả, để cùng nhau tạo nên không gian gặp gỡ, giao lưu ấm cúng. Ảnh: ST
Người Đà Nẵng đến quán cà phê không chỉ để uống một thứ thức uống “cho có” mà hơn cả, để cùng nhau tạo nên không gian gặp gỡ, giao lưu ấm cúng. Ảnh: ST

1. Họa sĩ Thân Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật thành phố chia sẻ, từ rất lâu cà phê trở thành thức uống không thể thiếu đối với người Đà Nẵng. Nói đến cà phê là nói đến một phần văn hóa của người dân thành phố bên sông Hàn. Người Đà Nẵng đến quán cà phê không chỉ để uống một thứ thức uống “cho có” mà hơn cả, để cùng nhau tạo nên không gian gặp gỡ, giao lưu ấm cúng. Mỗi người có cách thưởng thức và cảm nhận hương vị cà phê khác nhau nhưng với ông, thứ cà phê “gây nghiện” vẫn là cà phê đen đường truyền thống pha bằng phin với vị đắng đót khi vừa chạm vào môi nhưng ngậm thật lâu, thật kỹ là vị ngọt của đường như thấm sâu vào đầu lưỡi, trôi đến cuống họng. “Tôi xem cà phê như một người bạn tri kỷ luôn kề cận mỗi khi vui buồn. Tôi thích cảm giác khi một mình nhìn những giot cà phê rơi tí tách để ngẫm nghĩ thật sâu, thật lâu về vị ngọt - đắng của cuộc đời”, họa sĩ Thân Trọng Dũng nói.

Đâu đó người Đà Nẵng vẫn giữ được những quán cà phê kho, cà phê phin, cà phê nóng được chưng trong chén nước với hương vị nồng nàn, đặc quánh mùi thơm nguyên bản của hạt cà phê trồng từ vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên.

Người nghệ sĩ vốn mang trong mình bản tính nhạy cảm và tinh tế nên phải chăng cách thưởng thức cà phê của họ cũng có phần khác so với những thực khách khác. Sẽ rất hiếm để tìm thấy những gương mặt thân quen, nổi bật của giới họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, người hát nhạc… ở những quán cà phê mới nổi. Mà theo lý giải của nghệ sĩ Huỳnh Kim Ngọc, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa thành phố, không chỉ anh em giới nghệ sĩ mà rất nhiều người Đà Nẵng hiện nay vẫn giữ thói quen thưởng thức cà phê theo lối truyền thống từ xưa đến nay. Đâu đó người Đà Nẵng vẫn giữ được những quán cà phê kho, cà phê phin, cà phê nóng được chưng trong chén nước với hương vị nồng nàn, đặc quánh mùi thơm nguyên bản của hạt cà phê trồng từ vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên. Thứ hương vị chỉ những ai đã “nghiền” uống cà phê từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước mới cảm nhận được và càng trân trọng hơn trong thời buổi 4.0 này.

2. Văn hóa uống cà phê đã kéo dài hàng nhiều năm nay. Biến nó từ một món thức uống giản đơn để giải khát, trở thành một lối sống đặc trưng của người Việt. Tại Đà Nẵng, cà phê giờ đây đã trở thành thức uống không thể thiếu đối với nhiều người. Người Đà Nẵng đã quen với việc bắt đầu một ngày mới với tách cà phê đen nóng hổi hay ly cà phê nâu sóng sánh vị béo ngậy của sữa. Với nhiều người, dù bận bịu đến đâu vẫn không quên dành một chút thời gian quý báu vào đầu ngày để thưởng thức ly cà phê yêu thích. Thưởng thức hương vị cà phê ngọt - đắng hay nóng - lạnh để càng thấm hơn thế thái nhân tình; để thêm biết ơn cuộc sống; để nhận ra mối dây liên kết chẳng thể nào dứt giữa người với người.

Chẳng vậy mà, với nhiều lớp, nhiều thế hệ nghệ sĩ ở Đà Nẵng đã luôn lựa chọn tìm đến những quán cà phê không chỉ để uống một thứ thức uống “cho có” mà hơn cả, để cùng nhau tạo nên không gian gặp gỡ, giao lưu ấm cúng. “Nhiều năm nay, chúng tôi vẫn duy trì các buổi gặp gỡ hàn huyên ở những quán cà phê quen thuộc. Đó là dịp để chúng tôi chia sẻ, giải bày cùng nhau những lo toan cuộc sống hay các ý tưởng sáng tạo mới. Cũng có khi là giúp nhau chút sinh kế, kết nối với bạn bè cùng giới ở các tỉnh, thành khác khi đến Đà Nẵng”, họa sĩ Thân Trọng Dũng bày tỏ.

Trong cảm nhận của nhà thơ trẻ Lê Hải Kỳ (Hội viên Hội Nhà văn thành phố), văn hóa cà phê đã hình thành nên sợi dây để gắn kết mọi người, để đồng cảm và tìm đến điểm chung trong nhận thức xã hội với cái nhìn đa chiều mang đậm tính tích cực, nhân văn hơn. Bước vào quán cà phê như bước vào một xã hội thu nhỏ, ở đó những con người ở đủ mọi lứa tuổi đang say sưa chuyện trò, hay trầm ngâm đọc báo bên cạnh tách cà phê bình dị! Có người hoạt bát, có người điềm đạm. Có người chỉ quen ngồi quán cóc, có người thích thả mình suy tư nơi không gian thanh cảnh.

Dù là ai chăng nữa, họ cũng chẳng thể nào từ chối được hấp lực của thứ thức uống “gây nghiện” này. Hãy thử tưởng tượng nếu những con phố thiếu đi các quán cà phê lớn, nhỏ sẽ trở nên vắng vẻ và vô hồn biết bao. Cà phê xuất hiện để rồi tồn tại như một sự hiển nhiên không thể thiếu nên dù là ai chăng nữa, họ cũng chẳng thể nào từ chối được hấp lực của thứ thức uống “gây nghiện” này. Với sự bùng nổ của rất nhiều thức uống hay các loại cà phê du nhập từ các quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng cà phê truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người, trong đó có anh em nghệ sĩ “trót đã mang nghiệp vào thân” nên vẫn luôn nặng tình, nặng nợ với những gì xưa cũ.

Với sự bùng nổ của rất nhiều thức uống hay các loại cà phê du nhập từ các quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng cà phê truyền thống vẫn là lưa chọn hàng đầu đối với nhiều người, trong đó có anh em nghệ sĩ “trót đã mang nghiệp vào thân” nên vẫn luôn nặng tình, nặng nợ với những gì xưa cũ.

KHÁNH HÒA

;
;
.
.
.
.
.