Sách mới, sách hay

.

1.    “1 thắng 9 bại” của tác giả Tadashi Yanai (NXB Trẻ, 5-2024) là cuốn sách thuộc dòng sách viết về hoạt động kinh doanh. Kể lại câu chuyện khởi nghiệp và gây dựng thương hiệu của ông chủ UNIQLO - tỷ phú giàu nhất Nhật Bản

Cuốn sách nêu bật triết lý kinh doanh của Uniqlo, cái tên viết tắt của Unique Clothing Warehouse (tạm dịch là "Kho quần áo độc đáo") - một công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ trang phục thường ngày của Nhật Bản. Đây cũng là thương hiệu thời trang nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng, đa dạng và phong cách.

Thành công của thương hiệu thời trang Uniqlo là ví dụ điển hình khi người Nhật kinh doanh thời trang. Tỷ phú người Nhật kiêm nhà sáng lập hãng, Tadashi Yanai từng nổi tiếng với câu nói: “Không có linh hồn, một công ty sẽ không là gì cả”. Cuốn sách cho thấy điều gì là quan trọng để có thể phát triển từ một công ty may nhỏ lẻ thành tập đoàn sản xuất bán lẻ sánh ngang các doanh nghiệp lớn khác trên thế giới.

Cuốn sách cũng chỉ ra điểm yếu của các doanh nghiệp Nhật Bản, chấp nhận thua trên thương trường thế giới vì đã không phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất bại nhỏ. Ông Tadashi Yanai nhấn mạnh sự quan trọng của việc phân tích nguyên nhân thất bại, từ đó suy nghĩ thấu đáo cho chiến lược tiếp theo.

Với 208 trang, tác giả Tadashi Yanai cũng đề cập đến tỷ lệ 1 thắng 9 bại. Vấn đề quan trọng là phát hiện ra những nguy cơ thất bại ngay từ giai đoạn trứng nước để mau chóng loại bỏ hoặc điều chỉnh.

2. Bộ sách lịch sử kinh điển cho thiếu niên "Những con đường tơ lụa""Câu chuyện nhân loại" (NXB Thế giới, 5-2024) là hai tác phẩm sách best-seller về lĩnh vực lịch sử, mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bạn trẻ, giúp độc giả trẻ thêm kiến thức về các nền văn minh, khám phá lịch sử.

Cuốn “Những con đường tơ lụa” của giáo sư lịch sử Peter Frankopan gồm 16 chương tương ứng các con đường phát triển từ thời cổ đại tới ngày nay của nhân loại. Mỗi chương không chỉ lưu giữ và giới thiệu các mạng lưới kết nối xuyên suốt lịch sử mà còn giải thích về mối liên hệ giữa những sự kiện trong quá khứ.

Theo tác giả, những con đường tơ lụa không có điểm bắt đầu hoặc kết thúc vì chúng là mạng lưới vận chuyển hàng hóa, kèm theo bệnh tật và bạo lực từ Đông sang Tây, từ bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc và Nga đến bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và châu Phi, hoặc từ Scandinavia ở phía Bắc cho tới Ấn Độ Dương ở phía Nam.

Trong khi đó, “Câu chuyện nhân loại” là tác phẩm kinh điển về lịch sử dành cho trẻ em, do giáo sư và tác giả người Mỹ gốc Hà Lan Hendrik Willem van Loon viết và minh họa. Thay vì tập trung vào các sự kiện hoặc con người, tác giả tóm tắt, cô đọng những ý chính và cắt bỏ các chi tiết không trực tiếp giúp truyền đạt ý tưởng mà ông hướng tới. Hendrik kết hợp yếu tố này với phong cách viết văn của mình, nhắc bạn đọc rằng, mọi điều được nói đến trong sách là quan điểm của tác giả, từ đó mỗi người suy ngẫm, tìm kiếm câu trả lời cho bản thân.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.