Sách mới, sách hay

.

1. “Tranh dân gian Nam Bộ” là tập sách của nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 10-2024), đánh dấu lần đầu tác giả công bố bộ sưu tập về tranh dân gian thể hiện nghệ thuật hội họa truyền thống có từ lâu đời.

Tập sách Tranh dân gian Nam Bộ cho thấy các thế hệ cha ông ở vùng đất phương Nam vun đắp nên thành tựu nghệ thuật hội họa truyền thống của vùng đất này thông qua nếp tưởng tượng, các tín ngưỡng, đời sống tâm linh, ý tưởng sáng tạo dẫn đến hình ảnh tả thực phong phú, đa dạng.

Đó là hình ảnh các hình tướng chư vị thần linh, chư Phật, Bồ Tát; những hình thái lao động, sinh hoạt; những cảnh quan ao hồ, sông núi, bãi đồng, thôn làng, đường sá, xe cộ, ghe thuyền… Tùy theo nhu cầu mà tranh được thể hiện trên các dạng thức, vật liệu khác nhau. Ví dụ như loại tranh mộc bản thủ công có niên đại cổ xưa, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng trong các lễ tiết, lễ nghi cầu cúng định kỳ và không định kỳ theo tập tục địa phương.

Tranh dân gian Nam Bộ hiện nay chưa được nhiều người nghiên cứu. Chính vì vậy đây chỉ là một sưu tập các mảng tranh thuộc nhiều thể loại khác nhau mà tác giả gom góp được trong hàng chục năm qua. Song đây là những di vật của thành tựu hội họa của một thời quá vãng mà đến nay, ngoài chúng ra thì thế hệ hậu bối chúng ta chưa thể truy tầm được một dấu tích nào khác của cái gọi là thành tựu mỹ thuật của các thế hệ cha ông ở vùng đất phương Nam này.

2. "Báo chí của người Hoa tại Sài Gòn (1955-1975)”, tác giả TS. Phạm Ngọc Hường (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 10-2024) là tác phẩm với những bài viết nghiên cứu công phu, cùng nhiều tư liệu quý của báo chí người Hoa tại Sài Gòn từ 1955-1975.

Trong dòng chảy của báo chí miền Nam trước năm 1975, hoạt động báo chí của người Hoa tại Sài Gòn từ 1955-1975 là giai đoạn hoàng kim, với nhiều tờ báo phát triển quy mô, có số lượng xuất bản lớn, trình độ ngôn ngữ cao… đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của bạn đọc và góp phần to lớn vào đời sống tinh thần của người dân, tạo nét văn hóa riêng biệt, độc đáo của người Hoa ở Sài Gòn.

Theo đó, tờ báo Hoa ngữ đầu tiên in tại Sài Gòn là Xã thôn công báo (Le Bulletin des Communes) in bằng chữ Hán vào năm 1862. Khi đó, vì muốn phổ biến cho người dân biết những quyết định của chính quyền mới, chính quyền Pháp cho ra đời tờ báo này, in gửi đi khắp các làng xã Việt Nam, nhờ vậy chính quyền địa phương mới có thể theo dõi và biết được những huấn thị của chính quyền Trung ương. Thời kỳ đầu, tất cả các tờ báo đều do người Pháp thành lập và điều hành, chính quyền Pháp quy định nếu không phải là người có quốc tịch Pháp thì không được ra báo. Báo viết bằng chữ quốc ngữ, Hoa ngữ hay Pháp ngữ đều do người Pháp đứng chủ bút.

Tác phẩm cũng cho biết,tờ báo Hoa ngữ duy nhất còn hoạt động đến nay là Sài Gòn Giải phóng Hoa văn. Trong thời gian hoạt động, báo chí Hoa ngữ đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm gắn liền với bối cảnh xã hội qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng luôn thể hiện đúng chức năng, với vai trò là tác nhân điều chỉnh và duy trì ổn định xã hội.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.