Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), trước đây là Công an Nhân dân (CAND) vũ trang, thành lập ngày 3-3-1959. Trải qua nửa thế kỷ chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng luôn nhận rõ trách nhiệm, trung thành tuyệt đối với Đảng, tận tụy với nhân dân, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
a) Thời kỳ 1959-1965: Xây dựng phòng tuyến nhân dân, tiễu phỉ, chống gián điệp, biệt kích, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các mục tiêu nội địa.
Khi mới thành lập, tuy trang bị thô sơ, thiếu thốn mọi mặt, địa bàn hoạt động rộng, xa xôi hẻo lánh, thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt... nhưng cán bộ, chiến sĩ CAND vũ trang đã đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, nhanh chóng triển khai lực lượng, dựng đồn, lập trạm, gom dân, lập bản, xây dựng cơ sở chính trị, tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc trên biên giới, xây dựng phòng tuyến nhân dân, chiến đấu tiễu phỉ, chống gián điệp, biệt kích, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến quân sự tạm thời; bảo vệ Đảng, Nhà nước và các mục tiêu nội địa quan trọng thuộc 33 khu, tỉnh, thành miền Bắc và thủ đô Hà Nội. Trên các mặt trận này đã xuất hiện nhiều gương cán bộ, chiến sĩ CAND vũ trang hy sinh dũng cảm cho Tổ quốc quyết sinh.
b) Thời kỳ 1965-1975: Ở miền Bắc, CAND vũ trang tham gia đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào; chi viện cho cách mạng miền Nam. Ở miền Nam, các chiến sĩ an ninh vũ trang đã bám dân, bám đất, diệt ác, phá kìm, bảo vệ Trung ương Cục, bảo vệ vùng giải phóng, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đây là giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng với tinh thần kiên quyết chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sĩ CAND vũ trang đã lăn lộn trong bom đạn cứu dân, cứu tài sản Nhà nước, tháo gỡ bom mìn, thủy lôi của địch, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên phòng và các mục tiêu nội địa, góp phần bảo vệ an toàn tuyến hành lang vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển). Nhiều đội công tác đặc biệt của CAND vũ trang Việt Nam được cử sang giúp nước bạn Lào xây dựng cơ sở chính trị, vận động nhân dân tham gia quân đội, ủng hộ cách mạng Lào và tổ chức tuyên truyền đặc biệt, tấn công chính trị, chiến đấu vũ trang phá nhiều cụm phỉ ở mặt trận K5.
Sau phong trào Đồng Khởi Bến Tre, cách mạng miền Nam bước vào thời kỳ đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, lực lượng an ninh vũ trang miền Nam luôn phát huy truyền thống sắt son, kiên trung với Đảng, với cách mạng, kiên trì, bền bỉ bám đất, bám dân, trụ vững giữa lòng địch, xây dựng cơ sở, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh trực diện với kẻ thù.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, được sự chi viện của CAND vũ trang miền Bắc, lực lượng an ninh vũ trang miền Nam đã cùng các đơn vị của Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và các lực lượng khác chiến đấu bắt sống, tiêu diệt nhiều tên gián điệp, ác ôn nằm vùng khét tiếng, tiêu hao sinh lực địch và tham gia dẫn đường cho các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, góp phần có hiệu quả vào thắng lợi chung của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
c) Thời kỳ 1975-1986: Triển khai quản lý, bảo vệ biên giới trên phạm vi toàn quốc, đấu tranh chống kế hoạch hậu chiến của địch, chống chiến tranh biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.
- Toàn lực lượng đã tập trung triển khai hệ thống đồn, trạm Biên phòng vận động nhân dân xây dựng phòng tuyến bảo vệ chủ quyền an ninh trên chiều dài gần 8.000km biên giới, bờ biển, thuộc địa bàn của 44 tỉnh, thành phố có biên giới, bờ biển; khẩn trương cùng các đơn vị Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và nhân dân cả nước đấu tranh chống kế hoạch “hậu chiến”, truy quét tàn quân Fulro, bóc gỡ cơ sở ngầm của địch, củng cố chính quyền cơ sở mới thành lập ở các tuyến biên giới, biển đảo phía Nam; trực tiếp đương đầu với 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1978), biên giới phía Bắc (1979) và chống “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, biển đảo, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.
- Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước “giúp bạn là tự giúp mình”, BĐBP đã triển khai 9 Trung đoàn phối hợp với các đơn vị Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân, kề vai sát cánh cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đấu tranh chống Khơme đỏ, phá tan chế độ diệt chủng ở Campuchia, giúp bạn bảo vệ chủ quyền biên giới trên các tuyến và cử nhiều đội công tác giúp nhân dân Lào đấu tranh chống phỉ và bọn phản động, góp phần giành lại độc lập, chủ quyền, củng cố hòa bình và đã để lại ấn tượng sâu sắc, tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em.
d) Thời kỳ 1986 đến nay
Nhiệm vụ công tác biên phòng trong thời kỳ đổi mới đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các biện pháp công tác biên phòng, xác định công tác trinh sát là mũi nhọn, công tác vận động quần chúng là cơ bản, công tác tuần tra vũ trang là quan trọng, kết hợp chặt chẽ an ninh, quốc phòng và đối ngoại, lấy xây dựng nền Biên phòng toàn dân làm cơ sở nền tảng, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở khu vực biên giới với giúp đỡ nhân dân phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả bão, lụt...
BĐBP đã tích cực nghiên cứu, đổi mới toàn diện các biện pháp công tác biên phòng. Trước hết là đổi mới tư duy lý luận về công tác biên phòng, đổi mới đối sách đấu tranh với các loại đối tượng; đổi mới về bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện và hình thức, biện pháp phối hợp với các ngành, các lực lượng trong bảo vệ biên giới quốc gia..., phục vụ tốt chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
.
.
TIẾN TỚI KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (3-3-1959 – 3-3-2009), 20 NĂM THỰC HIỆN NGÀY BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN (3-3-1989 – 3-3-2009)
Những trang sử vẻ vang của Bộ đội Biên phòng Việt Nam
Thứ Năm, 19/02/2009, 08:21 [GMT+7]
.
;
.
.
Các tin khác
- 40 năm trước ở Hòn Tàu,lắng nghe thơ Người
- BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TẠI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIX ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ
- DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (KHÓA XIX)
- Kế hoạch triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"
- Đưa Đà Nẵng xứng đáng là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
.
.
.
.
.