A. QUẬN LIÊN CHIỂU
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU DÂN CƯ NGUYỄN HUY TƯỞNG 1, 2, 3 (Sơ đồ số 01): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là khu vực chưa thi công, điểm cuối là đường Hòa Nam 4: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀO DOÃN ĐỊCH
ĐÀO DOÃN ĐỊCH (1833 - 1885)
Ông có tên thật là Tăng Sắt, tự Doãn Địch, hiệu Cao Mô, quê ở làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Ông là lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp ở Bình Định.
Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, ông đứng vào hàng ngũ Phong trào Văn thân hưởng ứng phong trào Cần Vương cứu nước. Nhóm nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của ông khoảng 600 người, được vũ trang giáo, mác thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu rất cao, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Tuy gặp nhiều thất bại, nguy khốn nhưng ông vẫn một lòng kiên trì chống lại thực dân Pháp xâm lược.
* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1997.
II. ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI (Sơ đồ số 02): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Thái, điểm cuối là phía Nam Trung tâm Bảo trợ xã hội: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 635m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀ SƠN
Đà Sơn là làng cổ, trước kia thuộc tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
III. KHU DÂN CƯ PHÍA NAM TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUẬN (Sơ đồ số 03): 05 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mộc Bài 5, điểm cuối là đường Lê Doãn Nhạ (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRƯƠNG VĂN ĐA
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường sắt Bắc Nam, điểm cuối là đường Tôn Đức Thắng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 450m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ VĂN TÍNH
HÀ VĂN TÍNH (1911 - 1993)
Ông quê ở Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng (nay là phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng).
Năm 1930 - 1931, ông tham gia phong trào cách mạng ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng, sau đó bị địch bắt giam ở Đà Nẵng. Năm 1936 - 1939, sau khi được ra tù, ông tiếp tục hoạt động trong phong trào Mặt trận dân chủ của công nhân khuân vác ở bến tàu Đà Nẵng. Năm 1938, ông là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Tháng 10-1939 - 6-1945, ông bị địch bắt giam ở các nhà tù như: Đà Nẵng, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La. Từ tháng 7-1942 - 6-1945, ông bị giam ở trại tập trung Đakto - Kon tum. Tháng 7-1945 - 3-1946, ông ra tù và tiếp tục hoạt động ở Hỏa xa tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó, ông được bầu là đại biểu Quốc hội Khóa 1 tỉnh Quảng Ngãi.
Từ tháng 3-1946 - 10-1950, ông làm Giám đốc Sở Quân giới Liên khu 5. Năm 1951 - 5-1955, ông làm Giám đốc Khu Lao động miền Nam Trung Bộ, kiêm Bí thư Công vận Liên khu 5.
Tháng 7-1955 - 1961, ông tập kết ra Bắc và công tác tại Tổng Công đoàn Việt Nam. Năm 1961, tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II, ông được cử vào Chủ tịch đoàn Tổng Công đoàn Việt Nam.
Từ năm 1961 - 1982, ông là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Dân chính Đảng Trung ương.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến (1 hạng Nhất và 1 hạng Nhì); Huân chương Độc lập hạng Nhì.
* Tài liệu tham khảo chính: Sơ yếu lý lịch cán bộ lão thành cách mạng có xác nhận của Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Thì Nhậm, điểm cuối là đường 7,5m quy hoạch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 420m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ DOÃN NHẠ
LÊ DOÃN NHẠ (1837 - 1888)
Ông quê ở Trường Thành, Đông Thành, nay là xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Năm 1867, ông đỗ Cử nhân. Đến năm 1871, đỗ Phó bảng. Ban đầu, ông được cử giữ chức Sơn phòng sứ Nghệ An để mộ dân khai khẩn đất hoang. Ông đã xây dựng được một cơ sở lớn tại Đồn Vàng (Anh Sơn). Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông biến Đồn Vàng thành căn cứ chống Pháp. Ông đem cả gia quyến vào chiến khu, một lòng chống địch đến cùng nên được sĩ phu và nhân dân kính trọng. Trong nghĩa quân của ông, có nhiều đồng bào miền núi phía Tây Nghệ An tham gia.
Cuối năm 1885, khi Nguyễn Xuân Ôn dựng cờ khởi nghĩa ở quê hương, ông đem quân về phối hợp, tổ chức thành một phong trào chống Pháp rộng lớn ở nhiều huyện của vùng Nghệ Tĩnh và được sung chức Phó tướng.
Năm 1888, sau khi Chủ tướng Nguyễn Xuân Ôn mất, thực dân Pháp và quân triều đình tăng cường bao vây, tấn công. Cuối cùng, ông sa vào tay giặc và bị chúng sát hại.
Khi nhắc đến ông, nhân dân Nghệ Tĩnh còn truyền tụng bài vè Lê Doãn Nhạ khởi binh.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử-văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, 2008.
- Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1997.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Thì Nhậm, điểm cuối là đường Hà Văn Tính (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỘC BÀI 5
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mộc Bài 5, điểm cuối là đường Lê Doãn Nhạ (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỘC BÀI 6
IV. TUYẾN ĐƯỜNG TỪ LẠC LONG QUÂN ĐI ÂU CƠ (Sơ đồ số 04): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là đường Lạc Long Quân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 850m, rộng có đoạn 5m, có đoạn 3m; vỉa hè mỗi bên rộng 1m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG KÈ
Đồng Kè thuộc khu dân cư-khối phố Đa Phước, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
V. KHU DÂN CƯ THANH VINH, KHU DÂN CƯ ĐA PHƯỚC (Sơ đồ số 06): 20 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là đồi núi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG CHẤT
ĐẶNG CHẤT (1622 - 1683)
Ông quê ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh. Có sách chép ông tên là Đặng Công Chất.
Năm 1661, ông đỗ Nhất giáp Tiến sĩ và đứng đầu khoa thi này.
Ông là người ngay thẳng, nổi tiếng thông minh, hiếu học. Ông làm quan đến chức Tham tụng, Thượng thư Bộ Binh, tước tử và nhiều lần được vua cử đi sứ nhà Minh. Nhà vua vẫn thường mời ông vào cung điện giảng sách. Sau đó, ông được phong Gia Tĩnh đại phu, Bồi tụng, Thượng thư Bộ Lại, tước bá.
Khi làm Đô đốc, Tổng tài ở Sử quán, ông cùng với Hồ Sĩ Dương, Đào Công Chính, Thiềm Sĩ Lâm, Nguyễn Công Vọng tham gia đề tựa bộ sách Lam Sơn thực lục, sửa lại và khắc bản in mới vào năm 1676.
Ông cũng là người soạn bài văn bia ở đền Trấn Võ tức đền thờ “Trấn Thiên Chấn Võ đế quân” ở phường Thụy Khê (Hà Nội).
* Tài liệu tham khảo chính:
- Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử-văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, 2008.
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là đồi núi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 490m; rộng 7,5m, có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ CÔNG KIỀU
LÊ CÔNG KIỀU (? - ?)
Ông quê ở Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Không rõ năm sinh, năm mất của ông.
Là người giàu lòng yêu nước, khi quân Pháp đem quân xâm lược Nam Kỳ, ông đã chiêu mộ nghĩa quân kháng chiến, được dân chúng tín nhiệm cử làm Đốc Binh nên thường gọi là Đốc Kiều hay Đốc binh Kiều.
Lực lượng của ông hoạt động khắp vùng Cai Lậy, Mỹ Tho đến Tân An. Năm 1862, khi tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) thất thủ, ông rút về Đồng Tháp Mười, lập căn cứ ở Mỹ Quý. Nhưng vì lực lượng non yếu, lại bị người Pháp dùng bọn Việt gian tay sai lùng đánh, vây bắt nên ông bị thất bại và hy sinh anh dũng.
* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
3. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Đặng Chất (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 410m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG CHIÊM
ĐẶNG CHIÊM (1429 - ?)
Ông quê ở huyện Thiên Lộc (nay là Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh, sau dời ra xã Mạc Bồ, huyện Sơn Vì, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Ông là danh thần đời Lê Nhân Tông, dòng dõi Đặng Dung đời Hậu Trần.
Năm 1453, ông đỗ Nhị giáp Tiến sĩ. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), ông làm đến Thừa Chính sứ ty Tham nghị ở đất Hóa Châu. Khi làm quan, ông có dâng sớ điều trần 5 việc.
(1) Tăng cường phòng thủ cửa bể Tư Dung (nay là cửa Tư Hiền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
(2) Lấp nhuyễn Hải khẩu (nay là cửa Thuận An ở Thừa Thiên - Huế).
(3) Mở cửa bể Liên Cừ (nay thuộc xã Thủy Liên, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).
(4) Bãi bỏ chức Nguyên đầu thuế sứ vì không ích lợi và hao tốn công quỹ.
(5) Chiêu tập những người lưu lạc để đưa vào khai khẩn ruộng hoang ở châu Bố Chính (Quảng Bình).
Ông hết lòng mưu phúc lợi cho dân cho nước, được các sĩ phu trọng vọng.
Con ông là Đặng Minh Khiêm là người nổi tiếng thơ văn đương thời.
* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
4. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là đường Lê Công Kiều (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 410m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: SỬ HY NHAN
SỬ HY NHAN (? - 1421)
Ông là người họ Trần, quê ở ấp Ngọc Sơn, xã Bình Lãng Thượng, huyện Phỉ Lộc, trấn Nghệ An (nay là xã Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Do có sở trường viết sử nên được vua đổi sang họ Sử.
Năm Quý Mão (1363), đời vua Trần Dụ Tông, ông đỗ Trạng Nguyên và làm quan dưới các triều đại Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông.
Dưới thời nhà Hồ, ông lui về sống ở quê nhà và mở trường dạy học. Khi nhà Hồ sụp đổ, giặc Minh sang cai trị nước ta cho quan lại đi tìm những ai có tài đức, thông kinh sử, giỏi thơ văn đưa sang Kim Lăng huấn luyện rồi đưa về Đại Việt làm quan cai trị. Chính Thượng thư Hoàng Phúc đích thân đi chiêu dụ cha con Trạng Sử (con trai ông là Sử Đức Huy (1360-1430) đỗ Trạng Nguyên khoa Tân Dậu), hai ông đã lấy cớ bệnh tật già nua từ chối rồi cùng gia nhân và một số dân làng trốn lên đất Đỗ Gia (nay là Hương Sơn) dựng trại dưới chân núi Mồng Gà để tính kế lâu dài.
Tại đây, hai ông đã hướng dẫn mọi người khai phá ruộng đất cày cấy. Theo truyền ngôn thì vùng xã Sơn Long, Sơn Trà, huyện Hương Sơn và xã Ân Phú, huyện Vũ Quang ngày nay đều được khai phá thời ấy. Ông là một sử gia xuất sắc và được coi là tác giả của bộ sách “Đại Việt sử lược”, một trong những bộ sách ra đời sớm nhất ở nước ta. Ngay sau khi bộ sách hoàn thành, ông được vua Trần Duệ Tông ban khen thưởng cho chiếc túi thêu cá vàng và đổi từ họ Sử thành họ Trần.
Trong Quần hiền phú tập còn ghi lại một bài phú Trảm xà kiếm (gươm chém rắn) của ông, có nội dung và hình thức rất đặc sắc.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1997.
- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.
5. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Đặng Chiêm, điểm cuối là đường Đặng Chất (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 350m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 1
Thanh Vinh là khối phố thuộc phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đồi núi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 2
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 1, điểm cuối là đường Thanh Vinh 10 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 50m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 3
8. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Đặng Chất (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 410m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 4
9. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Đặng Chất, điểm cuối là đường Thanh Vinh 10 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 280m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 5
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 10 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đồi núi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 6
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 5, điểm cuối là đường Thanh Vinh 10 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 60m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 7
12. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Thanh Vinh 10, điểm cuối là đường Lê Công Kiều (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 455m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 8
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 8 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 9
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 1, điểm cuối là đường Lê Công Kiều (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1040m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 10
15. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Lê Công Kiều (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 11
16. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Lê Công Kiều (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 190m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 12
17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Công Kiều (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 14
18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 14 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đồi núi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 15
19. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thanh Vinh 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 16
20. Đoạn đường có điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là đường Sử Hy Nhan (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 60m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH VINH 17
VI. KHU DÂN CƯ NHÀ MÁY NƯỚC (Sơ đồ số 06): 06 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường số 5 Khu công nghiệp Hòa Khánh, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 750m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5+10m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: VÕ DUY DƯƠNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường số 5 Khu công nghiệp Hòa Khánh, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 215m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: MAI VĂN NGỌC
MAI VĂN NGỌC (1882 - 1932)
Ông tên thật là Mai Bạch Ngọc, quê ở làng Điều Hòa, Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).
Lúc các chí sĩ yêu nước bị Pháp an trí tại các tỉnh Nam Kỳ như Võ Hoành, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc đều được ông giúp đỡ. Khi Phan Châu Trinh bị an trí tại Mỹ Tho, ông đã hết lòng chăm sóc, giúp đỡ.
Ông là người tán dương chủ thuyết “Cao vọng thanh niên” của Nguyễn An Ninh và lập trường chống Pháp của cụ Phan, Nguyễn.
Lúc Nguyễn An Ninh bị bắt, ông bị mật thám theo dõi ráo riết. Từ đó, ông trốn sang Lào, nhưng vẫn bị bắt giải về giam tại Khám lớn Sài Gòn cuối năm 1931, đến năm 1932, ông mất trong tù, hưởng dương 50 tuổi.
* Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Văn Ngọc (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VĂN THÁNH 1
Văn Thánh tên gọi khu dân cư thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Văn Thánh 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VĂN THÁNH 2
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Văn Thánh 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VĂN THÁNH 3
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Văn Thánh 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VĂN THÁNH 4
VII. KHU DÂN CƯ XÂY LẮP ĐIỆN (Sơ đồ số 07): 06 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Mạc 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Chánh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 9
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Mạc 11, điểm cuối là đường Bàu Mạc 9 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 10
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Mạc 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 135m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 11
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m quy hoạch, điểm cuối là đường Bàu Mạc 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 12
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Mạc 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 14
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m quy hoạch, điểm cuối là đường Bàu Mạc 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 15
VIII. ĐƯỜNG BẮC THỦY TÚ - PHÒ NAM VÀ ĐƯỜNG TỪ THÔN NAM YÊN ĐI CƠ SỞ 2 ĐẾN TRUNG TÂM GIÁO DỤC DẠY NGHỀ 05-06 (Sơ đồ số 08): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Xuân Thu, điểm cuối là Trung tâm Giáo dục dạy nghề 05-06: Mặt đường một đoạn bằng bê-tông nhựa, một đoạn bằng bê-tông xi- măng, chiều dài 14.100m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5m, có đoạn gia cố láng nhựa, có đoạn lề đất.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐH.6
Đường ĐH.6 (đường huyện 6) đã đặt cho tuyến Hòa Xuân - Quán Doi trước đây nhưng do quá trình đô thị hóa nên đường đã bị san lấp, phục vụ cho việc chỉnh trang đô thị để quy hoạch khu dân cư nên lấy tên để điều chỉnh qua tuyến đường này.