.

DỰ THẢO ĐỀ ÁN ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2014

A. QUẬN CẨM LỆ

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ SỐ 6 NGUYỄN TRI PHƯƠNG MỞ RỘNG (Sơ đồ số 01): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Nguyên Trừng, điểm cuối là đường Đỗ Thúc Tịnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường:  ĐỖ THÚC TỊNH

II. KHU CHỈNH TRANG PHƯỜNG KHUÊ TRUNG (Sơ đồ số 02): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đỗ Đăng Tuyển, điểm cuối là đường Trần Huy Liệu: Mặt đường bằng bê-tông xi-măng, chiều dài 110m, rộng 5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐỖ ĐĂNG TUYỂN

III. KHU DÂN CƯ THU NHẬP THẤP PHƯỜNG HÒA THỌ ĐÔNG (Sơ đồ số 03): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Thái 1, điểm cuối là đường bê-tông 4m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 870m, rộng 5m; không có vỉa hè.

- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH THÁI 4

IV. KHU DÂN CƯ HÒA THỌ MỞ RỘNG: Sơ đồ số 04: 01 đường.

1. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Nguyễn Hàng, điểm cuối khu vực chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 485m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị điều chỉnh đường Cẩm Bắc 12 và đặt tên đường: TRIỆU QUỐC ĐẠT

TRIỆU QUỐC ĐẠT (? - 248)

Ông là một Huyện lệnh, Hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất Quan Yên, thuộc Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) và là anh ruột của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu).

Khi nhà Ngô xâm lược nước ta, chúng thẳng tay cướp bóc tài sản của nhân dân gây nên cảnh đau thương, đời sống nhân dân ngày càng điêu đứng.

Chứng kiến đau thương này, ông và em gái là Bà Triệu vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô. Năm 246, ông và Bà Triệu tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa (huyện Nông Cống, Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay), ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa.

Sau một thời gian chuẩn bị, vào năm 248, cuộc khởi nghĩa của ông và Bà Triệu bùng nổ. Ông được tôn làm Chủ tướng, Bà Triệu là Nhụy Kiều tướng quân. Dưới ngọn cờ cứu nước của Bà Triệu và ông, nhân dân khắp quận Cửu Chân một lòng ủng hộ, nô nức tham gia nghĩa quân và nhanh chóng lan ra quận Giao Chỉ.  

Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nhà Ngô lo sợ, phải điều động hơn 8.000 ngàn quân do An Nam hiệu úy, Thứ sử Giao Châu là Lục Dận chỉ huy sang đàn áp. Triệu Quốc Đạt bị hy sinh trong trận chiến đấu với quân Ngô, Triệu Thị Trinh thay ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng trong nhiều trận, nhưng lực lượng bị tiêu diệt dần, liệu thế không khống chế nổi, Bà Triệu đã chạy lên núi Tùng Sơn tự vẫn.

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất sáng ngời của nhân dân từ thời Trưng Nữ Vương vẫn chưa phai. Nó đánh dấu bước trưởng thành của phong trào đấu tranh vũ trang giành độc lập của nhân dân ta bấy giờ.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập I, trang 90. NXB Giáo dục, 1999.

- Giang Quân, Từ điển đường phố Hà Nội, NXB Thời Đại, 2010.

- Cổng thông tin điện tử Bảo tàng Lịch sử quốc gia, thứ Tư, 15-5-2013: Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh.

V. KHU BẮC NÚT GIAO THÔNG HÒA CẦM (Sơ đồ số 05): 04 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Phước Tần, điểm cuối là đường Bàu Gia Thượng 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 630m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM VIẾT CHÁNH

PHẠM VIẾT CHÁNH (1824 - 1886)

Tên của ông có sách chép là Phạm Hữu Chánh hoặc Phạm Chánh; quê ở Lương Mỹ, huyện Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay là làng Mỹ Thạnh, huyện Bảo Thạnh, tỉnh Bến Tre.

Năm 1846, ông đỗ Cử nhân, sau đó được điều về làm quan ở tỉnh Gia Định và tham gia kháng chiến chống giặc Pháp trong suốt các năm 1859-1861. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), ông về kinh làm việc, thăng dần đến chức Ngự sử đạo Hải Yên. Tháng 8-1864, ông xin vào Nam Kỳ lo việc mộ dân khẩn ruộng ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ để xây dựng cơ sở chống Pháp và được bổ làm Doanh điền sứ. Năm 1866, ông chuyển sang làm Án sát tỉnh An Giang, vì thế, dân chúng miền Tây Nam Bộ quen gọi ông là “Cụ Án Doanh điền” .

Năm 1867, giặc Pháp chiếm tỉnh Vĩnh Long, chúng đưa tàu chiến xuống Châu Đốc, bắt buộc Tuần phủ Nguyễn Xuân Ý, Bố chánh Nguyễn Hữu Cơ và ông phải dâng thành. Ông cùng Bố chánh Nguyễn Hữu Cơ bị ép xuống tàu chiến của Pháp thương nghị, rồi trở lên thành bức bách Tuần phủ Nguyễn Xuân Ý đầu hàng:

Vì tội để mất tỉnh An Giang, ông và Tuần phủ, Bố chánh bị triều đình kết án, đánh 100 roi và đày đi 300 dặm. Sau đó, ông lui về quê ở làng Lương Mỹ, tỉnh Bến Tre sống cuộc đời ẩn dật cho đến khi mất.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Báo Đồng khởi online, ngày 19-8-2012.

- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Sĩ Dương, điểm cuối là đường Phạm Viết Chánh (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÀU GIA THƯỢNG 1

Bàu Gia Thượng là tên một bàu nước, nay thuộc phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

3. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Bàu Gia Thượng 1, điểm cuối là đường Phạm Viết Chánh (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường:  BÀU GIA THƯỢNG 2

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Gia Thượng 1, điểm cuối là đường Bàu Gia Thượng 2 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÀU GIA THƯỢNG 3

VI. KHU DÂN CƯ ĐÔNG NAM NÚT GIAO THÔNG HÒA CẦM GĐ1 (Sơ đồ số 06): 02 đường.

1. Đoạn đường có hình chữ U, có điểm đầu và điểm cuối là đường Nguyễn Nhàn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 430m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHAN SĨ THỰC

PHAN SĨ THỰC (1822 - 1891)

Ông có tên hiệu là Cố Trai, quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Năm 1840, ông đậu Tú tài, đến năm 1846 đậu Cử nhân và sau đó đậu Tiến sĩ (1849). Sau khi đi phúc khảo trường thi Thừa Thiên, trường thi Hà Nội, tháng 4-1851, ông được bổ làm Tri phủ Cam Lộ (Quảng Trị).

Tháng 10-1854, ông làm Tri phủ Kiến Thụy. Năm 1861, ông  được bổ làm Ngự sử đạo Nam Trung, rồi được bổ chức Thị độc quản đạo Phú Yên. Năm 1864, ông làm Đốc học Nghệ An cho đến năm 1868; sau đó lại được điều về kinh nhận chức Lang trung Bộ Lại. Năm 1872, ông làm Bố chánh Quảng Ngãi, rồi được chọn làm Chánh sứ sang nhà Thanh để giải quyết những vấn đề phức tạp về biên giới và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được vua Tự Đức ban chế khen ngợi và thăng làm Hình bộ Thị lang.

Năm 1876, ông được cử làm Bố chánh Quảng Bình rồi thăng Tuần phủ Quảng Trị. Năm 1878, ông thụ chức Trung phụng Đại phu, Tham tri Bộ Binh kiêm chức Phó Đô Ngự sử viện Đô sát, Tuần vũ tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, đốc thúc quân lương và phân phối lương thưởng. Năm 1882, ông bị các quan Bộ tâu trình “Năm trước trong tỉnh bị bão lụt không kịp thời đích thân đến điều tệ” nên bị giáng xuống chức Viên ngoại. Năm 1890, đình thần tập cử xin khôi phục hàm Quang lộc Tự thiếu khanh, rồi vua Thành Thái ban chế khen ông là người “mẫn cán gánh vác việc công, đạt nhiều thành tích, nêu cao gương sáng, đáng được lựa chọn ở chốn triều đình” thăng cho ông là Triều liệt đại phu, Quang lộc tự Thiếu khanh và cử làm Đốc học Nghệ An và được một năm thì mất.

 Ông nổi tiếng là người thanh liêm, làm quan to mà khi mất không đủ đồ khâm liệm, không có nhà để rước linh cữu. Ông có lòng ưu ái, đặc biệt không có định kiến tôn giáo trong khi triều đình cấm đạo.
Tác phẩm của ông hiện còn những cuốn: Câu trình thuật phú, Câu trình thi tập và bài: Tỳ bà tân thanh (văn Nôm, có khả năng là bản dịch từ chữ Hán).

* Tài liệu tham khảo chính: Vũ Ngọc Khánh, Từ điển Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 1993.
2. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối là đường Phan Sĩ Thực (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀ LY 1

Đà Ly là địa danh cổ, có trong bản đồ trước thế kỷ 18 (nay thuộc phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Đà Ly, bao gồm vùng đất từ cầu vượt Hòa Cầm hiện nay đến phía Nam sông Cầu Đỏ. Tuyến đường dự kiến đặt tên này nằm gần Miếu xóm Đà Ly.

VII. QUỐC LỘ 14B CŨ (Sơ đồ số 07): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là chân cầu vượt Hòa Cầm, điểm cuối là đường Trường Sơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 600m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀ LY 2

VIII. KHU DÂN CƯ KHO TÀNG SẢN XUẤT HÒA CẦM (Sơ đồ số 08): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Số 3 Khu công nghiệp Hòa Cầm, điểm cuối là đường Hòa Thọ Tây - Hòa Nhơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1m.

- Đề nghị đặt tên đường:  PHONG LỆ BẮC 1

Là tên dân gian dùng để chỉ một vùng đất làng Phong Lệ nằm về phía Bắc sông Cầu Đỏ.

IX. ĐƯỜNG BAO NHÀ MÁY NƯỚC CẦU ĐỎ (Sơ đồ số 09): 01 đường.

1. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là quốc lộ 1A, điểm cuối là đường ven sông Cẩm Lệ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 930m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m (đoạn đầu không có vỉa hè, mặt đường bê-tông xi-măng).

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN NHƯ ĐỔ

NGUYỄN NHƯ ĐỔ (1424 - 1526)

Ông có tên tự là Mạnh An, tên hiệu Khiêm Trai; quê ở làng Đại Lan Châu, huyện Thanh Đàm, trấn Sơn Nam, nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Năm 1442, ông đỗ đầu khoa thi Hội, rồi đến kỳ thi Đình, ông đỗ Nhất giáp Tiến sĩ. Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm quan Viện Hàn lâm (1443), rồi thăng Trực học sĩ (1449). Đến đời Lê Thánh Tông, ông làm Thượng thư Bộ Lại, Thượng thư Bộ Lễ, Viện thừa chỉ học sĩ...

Ông đi sứ sang nhà Minh ba lần vào các năm 1443, 1450 và 1459. Năm Quang Thuận thứ 3 (1462), Hàn lâm học sĩ Tiền Phổ nhà Minh sang sách phong. Tiền Phổ là người thích tranh luận và hay bắt bẻ. Ông được vua Lê Thánh Tông giao trọng trách tiếp. Trong 12 ngày ở Đại Việt, sứ thần này đã khâm phục tài cao học rộng cũng như tinh thần trung quân ái quốc của ông.

Ngoài những cống hiến xuất sắc trên các mặt chính trị, ngoại giao, ông còn là nhà giáo dục có nhiều đóng góp. Là vị quan trẻ, có học vấn uyên thâm, ông được cử vào Điện Cẩn Đức dạy Thái tử. Năm Quý Mùi (1463), ông được cử làm Độc quyển trong kỳ thi Đình - là một trong hai kỳ thi đông sĩ tử nhất của thời Lê Thánh Tông. Sĩ tử khắp nước về kinh đô tới 4.000 người (kỳ thi này, Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên). Sau đó, ông còn được cử làm Đề điệu (Chánh chủ khảo) trong hai kỳ thi Đình năm Bính Tuất (1466) và Kỷ Sửu (1469). Năm 1486, ông được thăng chức Tế tửu Quốc Tử Giám.

Ông cũng từng theo vua đi đánh Chiêm Thành.

Ông là người soạn bài văn bia ở Miếu thờ Võ Mục vương Lê Khôi và còn để lại một tập thơ và có sáu bài được in trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.

Ông thọ 102 tuổi, làm quan qua tám triều vua nhà Lê.

Trong sách Danh nhân Hà Nội, Trần Văn Giáp viết: “Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta thấy ông vừa là nhà chính trị, nhà ngoại giao vừa là nhà quân sự, nhà giáo dục có một tài năng hiếm có. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc”.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Giang Quân, Từ điển đường phố Hà Nội, NXB Thời đại, 2010.

- Báo Hà Nội mới online, Chủ Nhật, ngày 03-01-2010: Nguyễn Như Đổ, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất.

X. KHU E2 MỞ RỘNG - KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ đồ số 10): 09 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 15 (đường dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 12

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 15 (đường dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 14

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 15

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 225m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 16

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 18, điểm cuối là đường Liêm Lạc 19 (02 đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 17

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 21, điểm cuối là đường Liêm Lạc 16 (02 đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường:  LIÊM LẠC 18

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 21, điểm cuối là đường Liêm Lạc 16 (02 đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 19

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 18, điểm cuối là đường Liêm Lạc 19 (02 đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường:  LIÊM LẠC 20

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 21

;
.
.
.
.
.