Cần biết

Màng composite: Giải pháp chống thấm hiệu quả

16:34, 14/11/2016 (GMT+7)

Sau hơn 1 tháng mùa mưa, đa số công trình nhà ở tại Đà Nẵng đều đang đối diện câu hỏi về mức độ thấm dột cùng giải pháp xử lý. Đón đúng nhu cầu này, công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phúc Tất Đạt (Đà Nẵng) cho biết đang triển khai một chương trình hỗ trợ người dân xử lý thấm dột bằng vật liệu mới: dùng màng nhựa composite.

Ông Phạm Hoàng Trung, Giám đốc Công ty TNHH SX&TM Phúc Tất Đạt chia sẻ, chương trình hỗ trợ sẽ gồm tư vấn miễn phí cho các gia đình về nguyên nhân gây ra thấm dột ở công trình và giảm giá thi công xử lý thấm dột với vật liệu mới.

Giải pháp mới, vật liệu mới

“Lý do để chúng tôi chọn dùng màng composite trong chống và xử lý thấm dột cho công trình xây dựng, là các yếu tố kỹ thuật của loại vật liệu này, rất tốt để đáp ứng những đòi hỏi bền vững”. Ông Trung nhấn mạnh như vậy.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, ngành xây dựng Việt Nam chủ yếu sử dụng 2 giải pháp chống thấm truyền thống là dùng các sản phẩm gốc xi-măng, gồm cả các phụ gia; và dùng màng bitum trải trên các bề mặt cần xử lý chống thấm dột.

Cả 2 giải pháp này đều có giá thành thi công rẻ, tiện lợi với các tay nghề thợ xây dựng phổ thông.

Tuy nhiên, chống thấm bằng vật liệu gốc xi-măng khi thi công phải hòa với nước để gốc xi-măng có thể xâm thực vào mao mạch của bê-tông, đông kết tại đó như nút bậc bịt kín để chống lại sự xâm thực của nước. Do đó, về lâu dài, khi bê-tông bị “ngậm nước” và co ngót, nước sẽ vẫn thấm qua các mao mạch. Vật liệu gốc xi-măng cũng dễ bị ăn mòn bởi các loại hóa chất, ảnh hưởng cốt thép bên trong các công trình.

Giải pháp chống thấm bằng màng bitum cũng bị giới hạn tuổi thọ, do vật liệu dễ bị lão hóa khi nhiệt độ thay đổi, việc bám dính trên bê-tông cũng không cao, khó thi công ở các điểm giáp mí, góc cạnh.

Từ thực trạng đó, Công ty TNHH SX&TM Phúc Tất Đạt đã hợp tác cùng các nhà khoa học, nghiên cứu dùng màng composite vào xử lý chống thấm.

Đây là loại nhựa nhiệt rắn có kết hợp chất phụ gia để tăng độ liên kết chặt với bê tông, tên kỹ thuật là WPC-C.

Khi thi công, giải pháp này chỉ cần kết hợp nhựa và lớp vải thủy tinh tissue để gia cường, sẽ giúp làm giảm hấp thụ nhiệt và hạn chế tối đa hiện tượng rạn nứt trên bề mặt bê-tông.

Hiệu quả chống thấm dột

Ông Trung miêu tả: “Cách xử lý của chúng tôi tuân thủ một quy trình chặt chẽ. Sau khi làm sạch và để khô bề mặt bê-tông, độ ẩm trên bê-tông do đạt 10-15%, công nhân sẽ quét nhựa WPC-C dạng lỏng lên bề mặt chống thấm, giúp nhựa lỏng thẩm thấu sâu vào các mao mạch bê-tông. Sau vài giờ, nhựa sẽ rắn lại, bám sâu vào mao mạch bê-tông, tạo thành lớp màng vững chắc ở bề mặt công trình.

Vì là nhựa, bản chất kỵ nước, nên bề mặt này tuyệt đối chống được sự xâm thực của nước. Độ co ngót vật liệu lại lớn hơn bê-tông, chịu được nhiệt từ -30 - 100 độ C cùng nhiều hóa chất ăn mòn khác, nên màng composite sẽ không làm bê tông bị rạn nứt chân chim hay bị han rỉ cốt thép”.

Với cách xử lý vấn đề triệt để như vậy, ông Phạm Hoàng Trung nhận định khả năng xử lý thấm dột cho công trình xây dựng từ màng composite bảo đảm cao hơn các giải pháp truyền thống nhiều lần.

Sản phẩm nhựa WPC-C cũng đã được chứng minh an toàn với môi trường và sức khỏe con người, nên còn có thể dùng chống thấm cho các bể chứa nước sinh hoạt, bể bơi...

Thực tiễn doanh nghiệp cho thấy, từ năm 2008 đến nay, Công ty TNHH SX&TM Phúc Tất Đạt đã triển khai giải pháp xử lý chống thấm dột này ở nhiều công trình lớn, như Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhà máy nước Krong Pak (Đak Lak), Khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), FLC Quy Nhơn (Bình Định)...

 “Đây là những lý do giúp chúng tôi tự tin sẽ đem lại những hiệu quả xử lý chống thấm dột cho các công trình nhà ở trên địa bàn Đà Nẵng ngay từ mùa mưa này, thông qua chương trình mà Phúc Tất Đạt đang triển khai. Các công ty và gia đình có nhu cầu tham gia chương trình này, hãy liên lạc với chúng tôi theo hotline: 0911.043579”. Ông Phạm Hoàng Trung nhấn mạnh như vậy.

.