.

Có hai ngôi sao họ Hoàng

.

Đà Nẵng chưa bao giờ được xem là một trung tâm bơi lội mạnh so với cả nước, nhưng dường như điều đó đã thay đổi sau khi thành phố bên sông Hàn vừa trình làng một “dị nhân” mới 15 tuổi trên đường đua xanh: VĐV Hoàng Quý Phước. Và cũng chưa bao giờ, Thể thao Đà Nẵng có được tiếng nói trên đấu trường quốc tế. Nhưng tại Beijing 2008, Hoàng Anh Tuấn không chỉ làm rạng rỡ cho Thể thao Việt Nam mà cả cho Đà Nẵng - quê hương thứ hai của anh - với tấm HCB đầy danh giá...

Hoàng Quý Phước
Nhà cách bãi biển chưa đầy 200m nên từ nhỏ, cậu bé Hoàng Quý Phước đã sớm có cơ hội đắm mình trong làn nước trong vắt ở bãi biển Mỹ Khê. Tế nhưng, mãi đến năm 2003, khi đại diện cho Trường tiểu học Ngô Mây tham dự Hội khỏe Phù Đổng quận Sơn Trà và sau đó tham dự giải thành phố, Phước mới lọt vào mắt xanh của HLV Phan Tanh Toại. Tuy thành tích ban đầu của Phước không mấy nổi bật, nhưng những HLV bơi lội của Đà Nẵng đã nhìn thấy tiềm năng của Phước khi em sở hữu những chỉ số hình thể tuyệt vời, rất phù hợp với môn bơi.

Khi ấy, mới 11 tuổi nhưng Phước đã cao 1m48, sải tay dài hơn 1m50 và quan trọng hơn, em có cảm giác với môi trường nước rất tốt. Cho nên, chỉ 1 năm sau ngày được gọi vào đội tuyển trẻ quốc gia, Phước đã được “đôn” lên đội tuyển quốc gia dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Đăng Hà vào năm 2007. Và tài năng của cậu bé cứ phát lộ, khi năm 2008, Phước liên tục giành Vàng ở các giải thi đấu. Tại giải vô địch các nhóm tuổi trẻ Đông Nam Á, Phước đã xuất sắc giành 2 HCV, 3 HCB và 2 HCĐ. Chưa hết, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á, Phước giành đến 8 HCV.

Tuy nhiên, thành tích ấn tượng nhất trong năm của tay bơi trẻ Hoàng Quý Phước là tại giải Vô địch bơi lặn toàn quốc 2008 (diễn ra từ ngày 11 đến 19-10 tại CLB Phú Tọ, TP. Hồ Chí Minh). Dù vừa kết thúc 3 tháng tập huấn tại Nam Ninh (Trung Quốc) nhưng ít ai dám nghĩ Phước sẽ lật đổ được các đàn anh như Nguyễn Tanh Hải (Quân đội) hay Nguyễn Văn Tý (Quảng Bình). Phước đã lần lượt vượt qua những tay bơi kỳ cựu để về đích đầu tiên ở cự ly 100m tự do với thành tích 53 giây 05, phá luôn kỷ lục cũ 53 giây 94 do đàn anh Tanh Hải lập hồi 2005.

Không dừng lại ở đó, bước vào thi đấu nội dung 200m tự do, một lần nữa Phước vượt qua Tanh Hải, Văn Tý để giành HCV, đồng thời phá kỷ lục quốc gia với thành tích 1 phút 57 giây 00. Với 5 HCV, 2 HCĐ, phá 3 kỷ lục quốc gia, Hoàng Quý Phước đã được nhận Cúp “Nam VĐV xuất sắc nhất giải”. Với Hoàng Anh Tuấn, dù không trưởng thành từ “lò” Cử tạ Đà Nẵng nhưng không thể phủ nhận, những quan tâm, chăm sóc của ngành TDT, Trung tâm HL-ĐT VĐV thành phố đã tác động quan trọng đến thành công của chàng trai 25 tuổi đến từ Bắc Ninh này.

Dù được xem là VĐV có ưu thế gần như tuyệt đối ở hạng cân 56 kg nam, song sự thỏa mãn cùng với những nông nổi của tuổi trẻ khiến Tuấn lần lượt đánh mất quá nhiều cơ hội của chính mình sau những thất bại liên tiếp tại SEA Games 24 rồi ASIAN Games. Đến với Tể thao Đà Nẵng từ chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”, Hoàng Anh Tuấn cảm nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trước những tình cảm của lãnh đạo thành phố và ngành TDT Đà Nẵng dành cho anh.

Rút ra bài học từ những thất bại trước đây, cùng với sự đối xử đúng mức của lãnh đạo ngành TDT thành phố, Anh Tuấn đã xác định lại thái độ của mình một cách nghiêm túc để trưởng thành hơn trong chuyên môn. Dù không trực tiếp phát hiện, đào tạo nhưng những quan tâm thường xuyên của cán bộ, HLV Đà Nẵng - ngay cả khoảng thời gian anh tập huấn ở nước ngoài - khiến Tuấn không thể đánh mất niềm tin ở mọi người dành cho anh trong một “cuộc đánh lớn” như đấu trường Olympic.

Tại Beijing 2008, cuộc chiến giành huy chương hạng cân 56kg nam chỉ là cuộc đua giữa Hoàng Anh Tuấn và Long Qingquan (Trung Quốc), Irawan Eko Yuli (Indonesia), Cha Kum Chol (CHDCND Triều Tiên), Yang Chin Yi (Đài Loan). Những phút giây căng thẳng đến nghẹt thở khi ngoài Long, cuộc đua tranh giữa Hoàng Anh Tuấn và Irawan không chỉ ở giác độ chuyên môn, chiến thuật mà còn là cuộc chiến cân não.

Hoàng Anh Tuấn
Chỉ trong những giây cuối cùng với mức cử đẩy 160kg, Tuấn đã vượt qua Irawan để giành tấm HCB mà Tể thao Việt Nam đã chờ đợi đúng 2 kỳ Olympic.Với Phước, sự phát tiết đến cùng “kình ngư” trẻ này quá sớm so với dự báo thì ngược lại, giây phút thăng hoa của Hoàng Anh Tuấn lại bắt nguồn từ những nỗ lực đến tận cùng của anh sau những bài học đầy cay đắng trước đó. Nếu Phước được xem là một gương mặt mới nổi bật nhất của bơi lội Việt Nam trong năm 2008 thì Hoàng Anh Tuấn đã được vinh danh là “VĐV tiêu biểu số 1 Việt Nam 2008” qua cuộc bầu chọn của các nhà chuyên môn và phóng viên Tể thao trên cả nước. Ở một góc nhìn khác, khi Tuấn đã là một “ngôi sao” của Tể thao Việt Nam thì Hoàng Quý Phước vẫn là một niềm hy vọng Vàng cho Tể thao Việt Nam ở một

tương lai không xa. Nhưng với cả hai “ngôi sao” họ Hoàng này, Tể thao Đà Nẵng đã có thể tự tin hơn trong mục tiêu chinh phục Vàng khi Đại hội TDT toàn quốc lần thứ 6 (2010) diễn ra ngay tại thành phố bên bờ sông Hàn bởi tài năng của cả Hoàng Anh Tuấn lẫn Hoàng Quý Phước đã được khẳng định, không chỉ một lần…

BẢO AN

;
.
.
.
.
.