2009 là năm thứ hai liên tiếp Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), với 75,96 điểm (trên thang điểm 100). Xếp vị trí thứ hai là Bình Dương (74,01 điểm), TP. Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 16, Hà Nội vị trí thứ 33, Hải Phòng vị trí thứ 46, Cần Thơ vị trí thứ 21, Quảng Nam vị trí thứ 25... Đây là năm thứ 5 xây dựng và công bố chỉ số PCI, trong đó Bình Dương dẫn đầu 3 năm 2005, 2006 và 2007, sau đó bị Đà Nẵng vượt qua và dẫn đầu trong hai năm 2008 và 2009.
Mỗi năm, PCI gửi phiếu thống kê đến các doanh nghiệp trong các tỉnh, thành và căn cứ theo phản hồi từ đây để xếp hạng. Mỗi năm, các chỉ số thành phần cấu thành PCI được các chuyên gia tính toán và điều chỉnh lại. Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh dựa trên thái độ và ứng xử của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân. Những chỉ số đó là: Chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Tính minh bạch; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo; Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước; Thiết chế pháp lý; Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước; Chi phí không chính thức; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trường.
Theo công bố của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội Tin học Việt Nam cuối tháng 8-2010 về kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT-TT năm 2010 (ICT-Index 2010), thành phố Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí quán quân; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng lần lượt xếp ở các vị trí 2, 3, 4. Như vậy, đây là lần thứ hai liên tiếp Đà Nẵng giữ vị trí dẫn đầu, và là lần thứ 6 liên tiếp có mặt trong top 5 của bảng xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT.
PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam. Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 47 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh, thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. |
Xếp theo hạng lĩnh vực, Đà Nẵng cũng đứng đầu danh sách 63 tỉnh, thành cả nước, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Về hạ tầng nhân lực, Đà Nẵng xếp thứ 2, dẫn đầu là Vĩnh Phúc, thứ 3 là TP. Hồ Chí Minh. Về xếp hạng ứng dụng, Đà Nẵng là đơn vị có thành tích xuất sắc nhất trong việc ứng dụng CNTT, tiếp đến là Đồng Tháp và Hải Phòng.
Về xếp hạng sản xuất-kinh doanh CNTT, Đà Nẵng đứng hạng 5 sau Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Về xếp hạng môi trường tổ chức-chính sách, đơn vị, Đà Nẵng xếp thứ 3 sau Bắc Giang và Bình Dương. Kết quả trên đã một lần nữa khẳng định thành phố Đà Nẵng là đơn vị được đánh giá cao trong công tác phát triển và ứng dụng CNTT, và được xác định là một trong ba tỉnh, thành trọng tâm của đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT- TT”.
ICT Index là chỉ số được công bố hằng năm, được thực hiện trên cả nước, mỗi một tỉnh, thành phố có một chỉ số riêng, giá trị của chỉ số từ 0 đến 100. Giá trị chỉ số càng cao thì doanh nghiệp trên địa phương đó ứng dụng CNTT-TT càng hiệu quả. Cơ sở tính toán là đo tính tối ưu đầu tư hạ tầng CNTT-TT từ phần cứng, phần mềm, Internet phục vụ sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Công thức tính toán được đề xuất, sau đó tổ chức tọa đàm để lấy ý kiến các chuyên gia. Công thức tính được xem xét lại hằng năm, và được bổ sung sửa đổi khi nhận được các ý kiến đóng góp xác đáng.
Đà Nẵng dẫn đầu cạnh tranh cấp tỉnh
Ngày 14-1-2010, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) tổ chức hội thảo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009. Đà Nẵng đạt 75,96 điểm (trên thang điểm 100), tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI, xếp vị trí thứ hai là Bình Dương (74,01 điểm)… Trong bảng xếp hạng năm 2009, TP. Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 16, Hà Nội vị trí thứ 33, Hải Phòng vị trí thứ 46, Cần Thơ vị trí thứ 21, Quảng Nam vị trí thứ 25…
PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là năm thứ 5 xây dựng và công bố chỉ số PCI, trong đó Bình Dương dẫn đầu 3 năm 2005, 2006 và 2007, sau đó bị Đà Nẵng vượt qua và dẫn đầu trong hai năm 2008 và 2009.
Theo đánh giá của VCCI, chất lượng điều hành chung của cả nước có sự cải thiện. Trong đó, thời gian đăng ký kinh doanh bình quân đã giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày, tổng thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính của các nhà quản lý doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 15%; thời gian trung bình của mỗi đợt thanh tra thuế cũng giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ. Ngoài ra, các chỉ số về tiếp cận đất đai, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý cũng được các doanh nghiệp đánh giá tốt hơn hẳn năm ngoái. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng phải có “mối quan hệ” mới tiếp cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh đã trở về mức của năm 2006 (khoảng 61,26%). 53% số doanh nghiệp cho biết cần phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu để có được hợp đồng với các cơ quan Nhà nước. |