Bánh, mứt truyền thống đỏ lửa

.

ĐNO - Trong không khí nô nức của thị trường quà Tết, giữa những loại bánh, mứt được sản xuất theo hình thức hiện đại, những mặt hàng bánh, mứt truyền thống như bánh thuẫn hay mứt dừa làm thủ công vẫn có được chỗ đứng trên mâm Tết. 

Cứ vào dịp Tết, những hộ làm bánh thuẫn, mứt tại đường Trần Cao Vân (quận Thanh Khê) lại bắt đầu đỏ lửa từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt. Ngay từ 20 tháng Chạp, mùi hương của trứng gà, sữa, đường - những nguyên liệu đặc trưng làm nên các món bánh, mứt truyền thống đã tỏa đi ngào ngạt trên khắp khu phố.

 Gia đình bà Nguyễn Thị Vui (266 Trần Cao Vân) là một trong những hộ gia đình có truyền thống làm bánh thuẫn lâu đời ở Đà Nẵng với 40 năm trong nghề. Theo bà Vui, bánh thuẫn đã được đặt hàng từ trung tuần tháng Chạp. Vì thế, bánh sẽ được làm từ 20 tháng Chạp để kịp cho Tết. Ảnh: THÚY NGÂN
Gia đình bà Nguyễn Thị Vui (266 Trần Cao Vân) là một trong những hộ gia đình có truyền thống làm bánh thuẫn lâu đời ở Đà Nẵng với 40 năm trong nghề. Theo bà Vui, bánh thuẫn đã được đặt hàng từ trung tuần tháng Chạp. Vì thế, bánh sẽ được làm từ 20 tháng Chạp để kịp cho Tết. Ảnh: THÚY NGÂN
Giống như bà Vui, chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (109 Trần Cao Vân) cũng là người có thâm niên trong nghề làm bánh thuẫn với 35 năm vào nghề. Theo chị, việc làm bánh thuẫn đòi hỏi người làm phải ngồi trong bếp liên tục để canh bánh, canh lửa bất kể thời tiết có nóng nực đến mấy. Trong ảnh: Chị Ngọc Anh múc từng muỗng bột cho vào khuôn đã được quét một lớp dầu ăn. Ảnh: THÚY NGÂN
Giống như bà Vui, chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (109 Trần Cao Vân) cũng là người có thâm niên trong nghề làm bánh thuẫn với 35 năm vào nghề. Theo chị, việc làm bánh thuẫn đòi hỏi người làm phải ngồi trong bếp liên tục để canh bánh, canh lửa bất kể thời tiết có nóng nực đến mấy. Trong ảnh: Chị Ngọc Anh múc từng muỗng bột cho vào khuôn đã được quét một lớp dầu ăn. Ảnh: THÚY NGÂN
Sau khi canh lửa đúng độ, bánh vừa chín tới sẽ có màu vàng rực đẹp mắt và mùi thơm ngào ngạt của trứng và sữa.
Sau khi canh lửa đúng độ, bánh vừa chín tới sẽ có màu vàng rực đẹp mắt và mùi thơm ngào ngạt của các nguyên liệu. Ảnh: THÚY NGÂN
Ảnh: XUÂN SƠN
Bánh sau khi lấy ra được cho vào thùng có lót giấy báo để nguột bớt. Trong trường hợp khách hàng muốn bánh được giữ lâu hơn, người bán sẽ sấy bánh trên lửa để bánh săn, cứng lại. Ảnh: THÚY NGÂN
Theo những người làm bánh thuẫn,
Theo những người làm bánh thuẫn, giá cả năm nay cao hơn so với các năm trước vì chi phí cho nguyên liệu mỗi ngày mỗi tăng, giá bánh dao động từ 100.000 đồng/kg đến 150.000 đồng/kg. Theo chị Ngọc Anh, trong mùa Tết, lượng bánh bán ra không kịp, khách muốn mua phải đặt bánh sớm. Ảnh: THÚY NGÂN

Bên cạnh bánh thuẫn, mứt dừa cũng là mặt hàng được nhiều khách hàng lựa chọn cho mâm cỗ Tết.

Trong ảnh: Lò mứt dừa của chị Hồ Thị Kim Thi (922 Trần Cao Vân) đỏ lửa liên tục để kịp có mứt giao cho khách. Theo chị Thi, một mẻ mứt dừa ngon phải được canh lửa, có lượng đường phù hợp và người làm cũng phải kiên trì để mứt thành phẩm được đều tay, không bị cháy. Ảnh: THÚY NGÂN
Trong ảnh: Lò mứt dừa của chị Hồ Thị Kim Thi (922 Trần Cao Vân) đỏ lửa liên tục để kịp có mứt giao cho khách. Theo chị Thi, một mẻ mứt dừa ngon phải được canh lửa, có lượng đường phù hợp và người làm cũng phải kiên trì để mứt thành phẩm được đều tay, không bị cháy. Ảnh: THÚY NGÂN
Mứt đặt trên bếp lửa và được đảo liên tục để không bị cháy. Ảnh: THÚY NGÂN
Mứt đặt trên bếp lửa và được đảo liên tục để không bị cháy. Ảnh: THÚY NGÂN
Mứt thủ công thành phẩm được đóng góp cẩn thận. Theo chị
Mứt thủ công thành phẩm được đóng gói cẩn thận. Những sợi mứt vừa thơm ngon vừa dẻo rất hợp với một ly trà gừng cho ngày Tết. Ảnh: THÚY NGÂN

 THÚY NGÂN - QUỲNH HOA

;
;
.
.
Liên kết hữu ích
.
.
.