Độc đáo lễ nghinh Ông

.

ĐNO - Sáng 20-2 (nhằm ngày 16 tháng Giêng), lễ hội Cầu ngư quận Thanh Khê diễn ra với các nghi lễ truyền thống và phần hội mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng biển. Lễ hội Cầu ngư quận Thanh Khê năm nay do phường Xuân Hà đăng cai tổ chức, kéo dài từ ngày 18 đến 20-2.

Lễ nghinh ông diễn ra trước biển, các vị cao niên trong làng tay cầm bộ lão - thờ trong đình, lăng đứng hai hàng trước, giữa là các vị bồi bái tế lễ.
Lễ nghinh Ông diễn ra trước biển, các vị cao niên trong làng tay cầm bộ lão - thờ trong đình, lăng đứng hai hàng trước, giữa là các vị bồi bái tế lễ.

Theo các vị cao niên trong làng, lễ hội Cầu Ngư trước hết và bao giờ cũng phải nghi thức lễ tế cá Ông (hay còn gọi là lễ nghinh Thần, nghinh Ông). Đầu tiên, vị chủ bái ra biển từ sáng sớm tinh mơ, xin nước từ biển khơi, kế đến vào đình làng rước văn tế ra biển làm lễ nghinh ông.

Trước khi vào lễ nghinh Ông, ba vị bồi bái phải dùng nước biển “tẩy” cho người sạch sẽ mới được đứng ra cúng bái mời “Ông” về chứng giám lòng thành của ngư dân. Cùng với tấm lòng tôn kính thần linh, những người dân biển, còn thành tâm khẩn cầu Ông và các vị thần bảo hộ cho sự hưng thịnh của cả làng cá.

Đội học trò lễ dâng hương, rượu để các vị bồi bái tiến hành nghi thức tế lễ, đọc văn tế.
Đội học trò lễ dâng hương, rượu để các vị bồi bái tiến hành nghi thức tế lễ, đọc văn tế.
Kết thúc nghi lễ nghinh ông, vị chủ bái thực hiện nghi thức đốt giấy, gửi gắm những lời thỉnh cầu đến Ông và các vị thần ở biển cả.
Kết thúc nghi lễ nghinh Ông, vị chủ bái thực hiện nghi thức đốt giấy, gửi gắm những lời thỉnh cầu đến Ông và các vị thần ở biển cả.

Sau lễ nghinh Ông, đại diện bà con ngư dân ở các làng chài tiến hành lễ rước Ông vào bàn thờ chính ở lễ đài trung tâm thực hiện các nghi lễ cầu an, cầu ngư.

Lễ Cầu ngư còn đi đôi với hát bả trạo - hình thức tế âm linh trên biển, ca ngợi công đức của cá Ông; đồng thời cầu xin cá Ông phù hộ để ngư dân bình an giữa biển khơi, đánh bắt được nhiều tôm cá…

Lễ rước ông về lễ đài chính.
Lễ rước Ông về lễ đài chính.
Ngoài các vị cao niên, đoàn rước còn có thế hệ trẻ.
Ngoài các vị cao niên, đoàn rước còn có thế hệ trẻ.
Hát bả trạo (hò đưa linh) tại lễ hội cầu ngư.
Hát bả trạo (hò đưa linh) tại lễ hội Cầu ngư.
Đan lưới - công việc quen thuộc của ngư dân.
Bên cạnh nghi lễ là các hoạt động hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi với các môn kéo co, đẩy gậy, đá bóng (thể hiện tinh thần hiệp lực vượt qua thử thách và biểu lộ sức mạnh cơ bắp, sự khéo léo của người dân chài); cùng các hoạt động thi đan lưới, thi làm làm gỏi cá, hội hát bài chòi… Trong ảnh: Đan lưới - công việc quen thuộc của ngư dân.
Thi kéo co - phần hội sôi động nhất của lễ hội.
Thi kéo co - phần hội sôi động nhất của lễ hội.
Dịp này, Đà Nẵng đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội cầu ngư là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Dịp này, Đà Nẵng đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội Cầu ngư là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

                  Tin và ảnh: NGỌC HÀ

 

;
;
.
.
.
.
.