.

Ngũ Hành Sơn xưa và nay

.

Quảng Nam có núi Ngũ Hành. Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương. Ngũ Hành Sơn như một cụm non bộ được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng, chủ yếu là đá cẩm thạch nên người Pháp gọi Ngũ Hành Sơn là núi Cẩm Thạch (Montagnes de Marbre). Hiện có nhiều ảnh tư liệu của người Pháp, phần lớn được in trên bưu thiếp, mô tả cảnh trí của vùng đất nổi tiếng này trên dưới một thế kỷ trước. Một thế kỷ đi qua đã làm cảnh cũ thay đổi ít nhiều.

Ngọn Mộc Sơn (trên) được chụp vào năm 1910, theo ghi chú trên tấm ảnh và ảnh chụp hôm 5-12 vừa qua từ sân thượng của ngôi nhà 99 Nguyễn Duy Trinh. Hơn 100 năm trước, dưới chân Mộc Sơn chỉ lèo tèo vài mái nhà nhỏ và đường Nguyễn Duy Trinh chỉ là con đường đất xuyên qua các nổng cát. Việc khai thác đá phục vụ cho kiến trúc và đường sá lúc đó đã làm biến dạng ngọn núi được gọi là núi Mồng Gà này ít nhiều.
Ngọn Mộc Sơn (trên) được chụp vào năm 1910, theo ghi chú trên tấm ảnh và ảnh chụp hôm 5-12 vừa qua từ sân thượng của ngôi nhà 99 Nguyễn Duy Trinh. Hơn 100 năm trước, dưới chân Mộc Sơn chỉ lèo tèo vài mái nhà nhỏ và đường Nguyễn Duy Trinh chỉ là con đường đất xuyên qua các nổng cát. Việc khai thác đá phục vụ cho kiến trúc và đường sá lúc đó đã làm biến dạng ngọn núi được gọi là núi Mồng Gà này ít nhiều.
Cách bày biện trong động Hoa Nghiêm xưa (trên) đã khác nay. 3 pho tượng nhỏ trên hốc đá đã được thay bằng tượng Quan Âm và các bậc đá đã được che bằng bàn thờ nhỏ. Một tảng đá vuông vức khác lớn nằm bên phải động cũng đã không còn nữa.
Cách bày biện trong động Hoa Nghiêm xưa (trên) đã khác nay. 3 pho tượng nhỏ trên hốc đá đã được thay bằng tượng Quan Âm và các bậc đá đã được che bằng bàn thờ nhỏ. Một tảng đá vuông vức khác lớn nằm bên phải động cũng đã không còn nữa.
Lối vào động Hoa Nghiêm - Huyền Không xưa và nay (vào động Hoa Nghiêm trước, sau đó men theo một hốc đá nhỏ bên trái xuống động Huyền Không). Cây cối giờ che khuất hai trụ biểu cổ kính, một ngọn đèn điện bên trái khoác lên cảnh xưa một dáng vẻ hiện đại hơn.
Lối vào động Hoa Nghiêm - Huyền Không xưa và nay (vào động Hoa Nghiêm trước, sau đó men theo một hốc đá nhỏ bên trái xuống động Huyền Không). Cây cối giờ che khuất hai trụ biểu cổ kính, một ngọn đèn điện bên trái khoác lên cảnh xưa một dáng vẻ hiện đại hơn.
Đường xuống động Huyền Không với tượng Tứ vị Hộ pháp - hai Ông Thiện và hai Ông Ác. Ảnh trái, dấu đóng trên bưu thiếp ghi ngày 14-5-1903. Đúng 110 năm sau, cảnh xưa vẫn thế, song hai “Ông Ác” phía bên trái ảnh đã “đánh rơi” vũ khí trên tay. Hoa văn các bệ đá nơi các ông ngồi và trang trí đầu trụ đá cũng đã khác. Hình ảnh chụp được từ thời Pháp thuộc cho thấy từ xưa đã có bộ tượng này rồi.
Đường xuống động Huyền Không với tượng Tứ vị Hộ pháp - hai Ông Thiện và hai Ông Ác. Ảnh trái, dấu đóng trên bưu thiếp ghi ngày 14-5-1903. Đúng 110 năm sau, cảnh xưa vẫn thế, song hai “Ông Ác” phía bên trái ảnh (trên) đã “đánh rơi” vũ khí trên tay. Hoa văn các bệ đá nơi các ông ngồi và trang trí đầu trụ đá cũng đã khác. Hình ảnh chụp được từ thời Pháp thuộc cho thấy từ xưa đã có bộ tượng này rồi.

 VĂN THÀNH LÊ

;
.
.
.
.
.