Sông Hàn Đà Nẵng: Dòng chảy bất tận của thịnh vượng

.

Là đô thị biển, song Đà Nẵng còn nổi tiếng với danh xưng “Thành phố sông Hàn”. Bởi, dòng sông vừa như “dải lụa xanh biếc vắt ngang” trở thành lá phổi xanh cho thành phố, vừa có giá trị biểu tượng bởi gắn với dòng chảy bất tận của lịch sử, khát vọng vươn mình của Đà thành.

Sông Hàn – “Trái tim” Đà thành

Từ thời nhà Nguyễn, năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung khi ấy. Cùng với sự phát triển kinh kế, các khu dân cư dần hình thành, tập trung dọc hai bên bờ sông Hàn.

Sang đến thời Pháp thuộc vào đầu thế kỉ XX, Đà Nẵng (tên khi đó là Tourane) được Pháp xây dựng trở thành một đô thị kiểu Tây phương. Diện mạo đô thị dần lộ diện dọc bờ Tây sông Hàn với 13 con đường được đặt tên. Nhiều công trình quan trọng của thời kì này vẫn còn tồn tại đến nay như Bảo tàng điêu khắc Chămpa, Nhà thờ Con Gà, Toà án, Thư viện…

Ngày nay, Đà Nẵng đã là một đô thị hiện đại với trung tâm được mở rộng từ bờ Đông sang bờ Tây sông Hàn. Với bề dày lịch sử và những giá trị bất biến, nên dù ở thời nào đi chăng nữa, dọc hai bên bờ sông Hàn vẫn là khu vực “trái tim” của TP này. Sông Hàn bởi thế chẳng những được ví như “dải lụa xanh biếc giữa lòng Đà Nẵng”, mà còn là chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao thăng trầm và từng bước đi phát triển của TP. Một sông Hàn thơ mộng và giàu sức sống, góp phần quan trọng vào sự phát triển không ngừng của Đà Nẵng năng động và đáng sống. Đó cũng là nơi thường xuyên diễn ra các kiện quan trọng của Đà thành, điển hình như Lễ hội pháo hoa quốc tế - DIFF, cũng như luôn là tâm điểm hút khách du lịch.

Khu vực đôi bờ sông Hàn có ý nghĩa, giá trị lớn đối với diện mạo đô thị Đà Nẵng, và TP này cũng được xướng danh: TP sông Hàn. Mới đây, chính quyền TP quyết định đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc phát triển "Dòng sông ánh sáng" - đồ án chiếu sáng mỹ thuật theo chủ đề, kết hợp các hoạt động lễ hội, văn hóa tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn. Dự kiến, "Dòng sông ánh sáng" gồm 5 dự án thành phần: Đầu tư hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi; Nâng cấp hệ thống chiếu sáng cầu Sông Hàn; Nâng cấp chiếu sáng 3 cầu: cầu Thuận Phước, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý; Chiếu sáng vệt cảnh quan ven bờ sông Hàn; Chiếu sáng khu vực công viên và cảnh quan cây xanh. Trong đó, tâm điểm lan tỏa trục ánh sáng mỹ thuật dọc dài trên toàn tuyến sông Hàn chính là cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Xác định vị trí trọng yếu của khu vực sông Hàn, Đà Nẵng cũng đã lập quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông TP, gồm một phần các quận Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà (ngoại trừ bán đảo Sơn Trà) và Ngũ Hành Sơn. Theo đó, tính chất của phân khu đô thị này được xác định là khu vực trung tâm đô thị Đà Nẵng; trung tâm hành chính - chính trị; cửa ngõ du lịch ven sông, ven biển; trung tâm hội nghị quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính; trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao khu vực miền Trung; trung tâm văn hóa - thể thao và y tế. Đến năm 2030, phân khu ven sông Hàn và bờ đông TP có diện tích 6.644ha với quy mô dân số đến năm 2030 là 484.000 người.

Khát vọng sống bên đôi bờ sông Hàn

Nhìn vào lịch sử sẽ thấy, các nền văn minh cổ đại của thế giới đều được hình thành bên các con sông lớn. Cùng với thời gian, những đô thị ven sông đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ và sức hấp dẫn mãnh liệt, như New York của Mỹ bên dòng Hudson; Paris của Pháp bám 2 bờ sông Seine; Melbourne - luôn lọt top “TP đáng sống nhất” ở Australia - hình thành nơi hạ lưu sông Yarra. Hay ở châu Á là đô thị ven sông Hàn nằm tại Seoul, Hàn Quốc. Cùng với khát vọng sống bên những dòng sông đón dòng chảy thịnh vượng, không khí mát lành, BĐS ven sông cũng luôn được định giá cao hơn nhiều so với khu vực xa bờ.

Đặc biệt khi trải qua biến cố, con người lại càng khát khao được đến bên những dòng sông, sống cuộc đời an yên, hạnh phúc. Theo một báo cáo của Knight Frank, đại dịch đã thúc đẩy mạnh nhu cầu BĐS ven sông, mức chi trung bình cho một BĐS phân khúc này đã tăng lên 38% chỉ trong khoảng 12 tháng (từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022) –  mức cao kỷ lục trong một thập kỷ trở lại đây. Theo đơn vị này, bên cạnh việc sở hữu không gian thoáng mát, trong lành, nhà ở ven sông còn được ưa chuộng bởi nguồn cung hạn chế và tính thanh khoản.

Trở lại với thành phố Đà Nẵng, quá trình phát triển đô thị cũng như sức hút sông Hàn đã khiến quỹ đất ven bờ gần như cạn kiệt, đồng nghĩa cơ hội hiện thực hóa khát vọng sống ven dòng sông ngày càng hạn hẹp. Bởi, sức hấp dẫn của cuộc sống ven sông mọi thời đại khiến rất ít người muốn rời đi, tức là không có nhiều cơ hội để mua lại những BĐS gần sông quý giá này.

Trong bối cảnh đó, một dự án BĐS hạng sang sắp được ra mắt thị trường có vị trí gần sông Hàn như “giải tỏa cơn khát”. Tổ hợp BĐS đa dạng theo phong cách hiện đại, năng động Sun Cosmo Residence Da Nang do Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) phát triển, sở hữu địa thế hiếm có kề sông, cận biển, ngay sát chân cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Tọa lạc tại bờ đông sông Hàn, dự án nằm trong phân khu ven sông Hàn và bờ đông TP - khu vực trung tâm đô thị Đà Nẵng, lấy dịch vụ du lịch làm mục tiêu phát triển. Không chỉ kề sông, cận biển Mỹ Khê đẹp nhất hành tinh, tổ hợp này còn nằm bên giao lộ dẫn tới những cung đường huyết mạch, sầm uất luôn tấp nập du khách và người nước ngoài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Thoại…

“Sun Cosmo Residence Da Nang mang tới cơ hội hiện thực hóa khát vọng sống ven sông Hàn, tận hưởng không gian sống vừa riêng tư, vừa không kém phần sôi động nhờ mô hình tổ hợp BĐS – compound đa công năng, đầy đủ tiện ích. Chúng tôi tin đây sẽ là dự án đáp ứng trọn bộ đôi giá trị an cư và đầu tư cho giới thành đạt Đà thành, cũng như cư dân tinh hoa và người nước ngoài di cư đến Đà Nẵng sinh sống, làm việc lâu dài”, bà Nguyễn Kiều Anh, Giám đốc Marketing Sun Property chia sẻ.

Theo các chuyên gia, giá trị BĐS tại Đà Nẵng – thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các đô thị khác trên cả nước, do đó dư địa tăng trưởng rất lớn. Đặc biệt những BĐS nằm tại khu vực ven sông Hàn, nơi trung tâm TP sẽ như món đồ cổ, càng để lâu càng đắt giá.

;
;
.
.
.
.
.