Màn hình điện thoại, TV thay đổi cấu trúc não bộ trẻ em như thế nào

.

Điện thoại thông minh, máy tính bảng và trò chơi điện tử đang thay đổi thể chất bộ não của thanh thiếu niên. Đây là kết quả ban đầu từ một nghiên cứu trị giá 300 triệu USD do Viện Y tế Quốc gia tài trợ.

Việc trẻ em mê thích, thậm chí là
Việc trẻ em mê thích, thậm chí là "dán mắt" vào màn hình điện thoại, TV,.. trở nên khá phổ biến hiện nay tại các hộ gia đình có bố mẹ bận rộn.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ theo dõi hơn 11.000 trẻ em ở độ tuổi từ 9 đến 10 tuổi trong một thập kỷ để xem những trải nghiệm thời thơ ấu tác động thế nào đến não bộ, cũng như đến sự phát triển của cảm xúc và sức khỏe tâm thần.

Những dữ liệu đầu tiên của quá trình nghiên cứu cho thấy sự tấn công của màn hình và công nghệ rõ ràng đã thay đổi cấu trúc não bộ của những người trẻ tuổi - và có thể theo một cách không hề tốt đẹp chút nào.

Dựa theo biểu đồ quét não của hơn 4.500 đứa trẻ, việc sử dụng màn hình hàng ngày trong hơn 7 giờ đồng hồ khiến vỏ bề ngoài của não bị mỏng sớm hơn bình thường. Lớp ngoài cùng này là nơi xử lý thông tin từ thế giới vật lý. Sự khác biệt là đủ để thấy rõ so với những đứa trẻ dành ít thời gian trước màn hình TV, điện thoại.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em không suốt ngày
Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em không suốt ngày "dán mắt" vào màn hình điện thoại sẽ tư duy tốt hơn.

Tuy nhiên theo Gaya Dowling, giám đốc nghiên cứu của NIH, hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra lời nhận định. "Chúng ta không thể biết chắc rằng liệu nó có đúng được gây ra bởi màn hình. Chúng ta cũng không biết chắc nếu đó là một điều xấu", Dowling nói.

"Sẽ không có nhận định nào được đưa ra cho tới khi chúng tôi theo dõi nghiên cứu sát sao, để xem có một kết quả nào liên quan tới sự khác biệt từ việc này hay không".

Cách đây ít lâu, từng có một nghiên cứu của tổ chức Adolescent Brain Cognitive Development (ABCD) chỉ ra rằng trẻ nếu ngồi trước màn hình nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày sẽ có kết quả tư duy và nhận biết ngôn ngữ kém hơn những đứa trẻ khác. Ở Canada và Mỹ, các bác sỹ cũng thường khuyên trẻ em trên 6 tuổi không nên dành quá 2 giờ mỗi ngày để xem màn hình, nhưng trong nghiên cứu trên chỉ có 37% trẻ em đáp ứng được tiêu chí đó.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thời gian sử dụng màn hình không phải là yếu tố duy nhất tác động tới kỹ năng tư duy của trẻ, mà những hoạt động, thói quen thường ngày cũng có tác động rất lớn. Cụ thể, chỉ có 50% trong số trẻ em thuộc nghiên cứu ngủ đủ 9-11 tiếng theo khuyến nghị. Trong khi đó cũng chỉ có 18% số trẻ tập luyện thể dục ít nhất 1 tiếng/ngày. Có 5% số trẻ đáp ứng được cả 3 tiêu chí trên và 30% không đạt được tiêu chí nào.

Theo Dân trí/Bloomberg

;
;
.
.
.
.
.
.