.

Khu căn cứ cách mạng K20

.

K20 là tên gọi do Quận ủy Quận 3 (Đà Nẵng) đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu căn cứ cách mạng K20 nằm trên địa bàn Khu dân cư Đa Mặn 5, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn. Nơi đây còn lưu giữ những di vật, hiện vật và hệ thống hầm bí mật trong kháng chiến chống Mỹ, có giá trị minh chứng lịch sử về một thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất ngay trong lòng địch của cán bộ và nhân dân K20 thành phố Đà Nẵng.

Khu căn cứ cách mạng K20 được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2010. Hiện nay, Khu căn cứ cách mạng K20 được thành phố Đà Nẵng đầu tư chỉnh trang, nâng cấp khang trang nhưng vẫn giữ được nét đẹp hiền hòa, yên ả của một vùng quê ngay giữa lòng đô thị.

Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu một số hình ảnh về Khu căn cứ cách mạng K20 của nhà báo Đặng Văn Nở.

Khu căn cứ cách mạng K20 hiện đã được đầu tư hạ tầng khang trang, đồng bộ.
Khu căn cứ cách mạng K20 hiện đã được đầu tư hạ tầng khang trang, đồng bộ.
Các loại phương tiện và vũ khí được nhân dân và cán bộ K20 dùng để đào hầm bí mật và chiến đấu.
Các loại phương tiện và vũ khí được nhân dân và cán bộ K20 dùng để đào hầm bí mật và chiến đấu.
Hằng ngày các mẹ, các chị ở K20 tiết kiệm gạo bỏ vào hũ để ủng hộ kháng chiến.
Hằng ngày các mẹ, các chị ở K20 tiết kiệm gạo bỏ vào hũ để ủng hộ kháng chiến.
Nhà truyền thống K20- nơi trưng bày hàng trăm tài liệu, hiện vật về phong trào đấu tranh cách mạng anh dũng của quần chúng nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung và K20 nói riêng.
Nhà truyền thống K20- nơi trưng bày hàng trăm tài liệu, hiện vật về phong trào đấu tranh cách mạng anh dũng của quần chúng nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung và K20 nói riêng.
Tại ngôi nhà này, ông Huỳnh Trưng đã làm hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, thương binh trong suốt thời gian 1968- 1975- Di tích đã được đăng ký bảo vệ.
Tại ngôi nhà này, ông Huỳnh Trưng đã làm hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, thương binh trong suốt thời gian 1968- 1975- Di tích đã được đăng ký bảo vệ.

 

;
.
.
.
.
.