Nhiều phát hiện mới tại di tích Chăm Phong Lệ

ĐNO - Ngày 21-8, Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) phối hợp với các nhà khảo cổ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội công bố các kết quả ban đầu về việc khai quật di tích Chăm ở làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) trong đợt khai quật lần thứ 3 (từ ngày 18-7 đến 20-8).

Trong đợt này, đoàn khảo cổ Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) Hà Nội tiến hành khai quật trên diện tích hơn 300m2 tại di tích này.
Trong đợt khai quật lần 3, đoàn khảo cổ của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) Hà Nội đã tiến hành khai quật trên diện tích hơn 300m2, qua đó phát hiện nhiều dấu vết lịch sử và hiện vật cổ.

Việc khai quật di tích Chăm Phong Lệ lần thứ 3 được tiến hành trên tổng diện tích gần 350m2. Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật có niên đại ít nhất từ các thế kỷ 9, 10, 12. 

Diện tích khai quật lần này trên diện tích 322,2 m2  đã làm xuất lộ thêm mặt bằng kiến trúc lớn (kiến trúc 1). Thạc sĩ Nguyễn Hữu Mạnh, người trực tiếp giám sát, tìm kiếm cho biết: Hiện tại ở nền móng kiến trúc đền tháp đang khai quật có số đo là 16m50, những nhà nghiên cứu đang đặt giả thiết đây là tháp cổng, tháp và hố thiêng đã được phát lộ trước đó (kiến trúc 2) là tháp chính
Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Mạnh - Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, đợt khai quật lần 3 đã phát lộ thêm mặt bằng kiến trúc lớn. Hiện tại ở nền móng kiến trúc đền tháp đang khai quật có số đo là 16m50, các nhà nghiên cứu đang đặt giả thiết đây là tháp cổng của di tích.  
PGS-TS Đặng Hồng Sơn, Phó chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học (Trường đại học KHXH-NV Hà Nội) chủ trì đoàn khai quật cho biết, cuộc khai quật lần này đã có thêm nhiều phát hiện mới qua đó có thể nhận định khu di tích đền tháp Phong Lệ là một tổ hợp kiến trúc phân bố trên một gò đất cao, được bao quanh bởi một dòng chảy thuộc dòng sông Cẩm Lệ.
PGS-TS Đặng Hồng Sơn - Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, chủ trì đoàn khai quật cho biết: "Đã có thêm nhiều phát hiện mới về di tích Chăm Phong Lệ trong cuộc khai quật lần 3, qua đó có thể đi đến nhận định, khu di tích đền tháp Phong Lệ là một tổ hợp kiến trúc phân bố trên một gò đất cao, được bao quanh bởi một dòng chảy thuộc sông Cẩm Lệ".
...
PGS-TS Đặng Hồng Sơn cũng cho biết, di tích Chăm Phong Lệ có khả năng được quy hoạch theo các cấp nền khác nhau, gồm một đền tháp chính ở cấp nền trung tâm cao nhất, vây xung quanh có hệ thống tường bao ngăn cách khu vực trung tâm với vùng ngoại vi, lối vào kiến trúc cổng…
Qua 3 lần khai quật, dấu tích Chăm Pa xưa ở Phong Lệ càng hiện lên rõ nét.
Qua 3 lần khai quật, dấu tích Chăm Pa xưa ở Phong Lệ càng hiện lên rõ nét. Trong ảnh: Dấu của bậc tam cấp được phát lộ.
Nền gạch cổ của người Chăm nằm chìm dưới lòng đất do tác động của thời gian, chiến tranh...
Nền gạch cổ của người Chăm nằm chìm dưới lòng đất do tác động của thời gian, chiến tranh...

Dựa trên tổ hợp loại hình vật liệu xây dựng và các trang trí kiến trúc bằng đá cát Champa, gốm men thời Tống, các nhà khoa học, khảo cổ đề xuất niên đại khởi dựng của Phong Lệ vào khoảng đầu thế kỷ 10 và được duy trì thờ tự cho đến ít nhất vào thế kỷ 12.

Kết quả khai quật Phong Lệ năm 2018 đã làm rõ một phần bình đồ kiến trúc tổng thể đền tháp với những đặc trưng kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và tín ngưỡng của người Champa, khẳng định hơn về giá trị văn hóa, lịch sử kiến trúc của khu di tích Chăm Phong Lệ.

Các nhà khảo cổ đề nghị tiếp tục khai quật mở rộng khu vực phía nam của khu di tích Chăm Phong Lệ để làm rõ mặt bằng, tính chất kiến trúc, dựa trên các hiện vật đã được phát lộ để mở một số hố thăm dò ở phía bắc, nam, tây nhằm làm nghiên cứu sâu về di tích.

Hiện vật bằng gạch được khai quật tại di tích Chăm Phong Lệ, Theo các chuyên gia, hoa văn trên số gạch này
Hiện vật bằng gạch vừa được khai quật tại di tích Chăm Phong Lệ được xếp niên đại vào khoảng thế kỷ thứ X. Theo các chuyên gia, họa tiết trên số gạch này có dạng cành lá uốn cong có rãnh sâu, vểnh lên ở đầu mút. Họa tiết này giống với những họa tiết trang trí tại các di tích Chăm ở tỉnh Quảng Nam như đền tháp Khương Mỹ (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành), Mỹ Sơn A1, Mỹ Sơn B5  (thánh địa Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên). 
Những mảng ngói của người Chăm xưa được khai quật tại di tích Chăm Phong Lệ.
Trong đợt khai quật này, có 23 di vật bằng đá của người Chăm xưa được tìm thấy tại di tích Chăm Phong Lệ.
ác chuyên gia đã phát hiện nhiều hiện vật là các loại gạch ngói, trang trí kiến trúc bằng đá của người Chăm, gốm thô người Chăm và gốm sứ thời Tống của Trung Quốc…
Đợt khai quật đã phát hiện nhiều hiện vật là các loại gạch ngói, trang trí kiến trúc bằng đá của người Chăm, gốm thô của người Chăm và có cả gốm sứ thời nhà Tống của Trung Quốc…
Tượng sư tử Sinha - Đặc biệt nhất là tượng sư tử (Shimha) được phát hiện lần này còn nguyên vẹn với chiều dài 0,44 m, rộng 0,45 m và cao 1,09 m. Tượng sư tử này được tìm thấy ở Phong Lệ có đặc điểm giống với những tượng sư tử được tìm thấy thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Trà Kiệu vào thế kỷ thứ 10-11
Một trong những hiện vật có giá trị nhất được khai quật là tượng sư tử Simha khá lớn và còn nguyên vẹn. Tượng cao 1,09m, dài 0,44m, rộng 0,45m. Thân tượng được trang trí tinh xảo, đặc biệt ở phần bụng và đầu. Tượng nằm trong địa tầng của hố khai quật nên được các chuyên gia đánh giá là có ý nghĩa cực kỳ quý giá, phục vụ cho công tác trưng bày và nghiên cứu về văn hóa Chăm tại Đà Nẵng.

NGỌC HÀ - XUÂN SƠN (thực hiện)

;
.
.
.
.