Ảnh và Video

Nín thở xem núi lửa Indonesia phun trào, nhả khói độc cao 4 km

10:24, 28/11/2017 (GMT+7)

Núi lửa Agung đang nhả cột khói bụi cao tới 4.000m lên không trung, cảnh báo một vụ phun trào lớn sắp xảy ra.

Núi lửa Agung thức giấc nhả khói bụi dày đặc lên không trung. Ảnh: Reuters
Núi lửa Agung thức giấc nhả khói bụi dày đặc lên không trung. Ảnh: Reuters
Núi lửa Agung bắt đầu
Núi lửa Agung bắt đầu "tỉnh giấc" hôm 21/11. Ảnh: Reuters
Cột khói làm ảnh hưởng đến các chuyến bay. Ảnh: Reuters
Cột khói làm ảnh hưởng đến các chuyến bay. Ảnh: Reuters

Ứng phó trước khả năng núi lửa Agung có thể phun trào bất cứ lúc nào, Thống đốc Bali (Indonesia) Made Mangku Pastikasostienen đã nâng mức cảnh báo lên cao nhất, ra lệnh sơ tán 150.000 người dân và đóng cửa sân bay thêm 24 giờ do khói bụi cản trở tầm nhìn các chuyến bay.

Xem video time lapse núi lửa Agung sục sôi nhả khói:

.
Dòng nham thạch trong lòng núi lửa rực sáng về đêm. Ảnh: Getty Image
Dòng nham thạch trong lòng núi lửa rực sáng về đêm. Ảnh: Getty Image

 Cơ quan quản lý thảm họa Indonesia cho biết công tác sơ tán đang được diễn ra một cách trật tự và không gây hoảng loạn.

150.000 người đã được lệnh sơ tán khỏi khu vực ảnh hưởng. Ảnh: Reuters
150.000 người đã được lệnh sơ tán khỏi khu vực ảnh hưởng. Ảnh: Reuters

 Trước đó, trong ngày 25/11, núi lửa Agung đã nhả cột khói bụi cao tới 4.000m lên không trung, làm gián đoạn ít nhất 28 chuyến bay đến đảo du lịch nổi tiếng Bali. Tiếng nổ trong lòng núi lửa có thể nghe thấy khi đứng ở cách đó 12 km.

Đoạn băng mà cơ quan quản lý thảm họa Indonesia đăng tải cho thấy có một ít dòng nham thạch xuất hiện ở sườn núi.

Người phát ngôn Sutopo Purwo Nugroho cho biết khu vực ảnh hưởng từ vụ phun trào núi lửa bao gồm 22 làng với gần 100.000 người dân.

Tính từ khi núi lửa Agung bắt đầu "thức giấc" hôm 21/11, khoảng 25.000 người sinh sống gần núi lửa đã phải đi sơ tán.

Lần cuối cùng núi lửa Agung phun trào vào năm 1963 đã giết chết hơn 1.000 người và nung chảy một vài ngôi làng quanh đó.

Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo vỏ Trái Đất tiếp xúc kéo theo nhiều hoạt động địa chấn tại đây. Tại quốc đảo này vẫn có gần 130 núi lửa đang hoạt động.

Theo Báo Tin tức

.