Ảnh và Video

Cận cảnh núi lửa Bali phun trào có thể khiến Trái Đất bớt nóng

09:07, 01/12/2017 (GMT+7)

Các chuyên gia cho biết, núi lửa Agung ở Bali (Indonesia) phun trào có thể khiến nhiệt độ Trái Đất giảm đi trong vòng 5 năm tới.

Các chuyên gia cho biết, thông thường một vụ núi lửa phun trào tương đối lớn xảy ra tại các quốc gia xích đạo như Indonesia có thể tác động đến nhiệt độ của hành tinh. Sự thay đổi này có thể lên tới 0,2 độ C.
Các chuyên gia cho biết, thông thường một vụ núi lửa phun trào tương đối lớn xảy ra tại các quốc gia xích đạo như Indonesia có thể tác động đến nhiệt độ của hành tinh. Sự thay đổi này có thể lên tới 0,2 độ C.
Nhà nghiên cứu núi lửa, Tiến sỹ Janine Krippner mô tả hoạt động phun trào của núi lửa Agung “giống như lắc một chai Coke sau đó bật nắp ra”.
Nhà nghiên cứu núi lửa, Tiến sỹ Janine Krippner mô tả hoạt động phun trào của núi lửa Agung “giống như lắc một chai Coke sau đó bật nắp ra”.
Tiến sỹ Krippner khẳng định trên trang News.com.au rằng đây “chắc chắn là một vụ phun trào” bởi “nham thạch đang chảy ra khỏi núi lửa với số lượng đủ nhiều để gây rắc rối”.
Tiến sỹ Krippner khẳng định trên trang News.com.au rằng đây “chắc chắn là một vụ phun trào” bởi “nham thạch đang chảy ra khỏi núi lửa với số lượng đủ nhiều để gây rắc rối”.
Tiến sỹ Krippner cũng cho rằng tình hình “có thể tồi tệ hơn rất nhiều” và người dân quanh khu vực Agung có thể “không kịp trở tay” nếu núi lửa này thực sự phun trào dữ dội.
Tiến sỹ Krippner cũng cho rằng tình hình “có thể tồi tệ hơn rất nhiều” và người dân quanh khu vực Agung có thể “không kịp trở tay” nếu núi lửa này thực sự phun trào dữ dội.
Tuy nhiên, nhà khí tượng học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Chris Colose vẫn cho rằng việc núi lửa Agung phun trào không chắc sẽ tác động rõ rệt đến khí hậu của Trái Đất.
Tuy nhiên, nhà khí tượng học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Chris Colose vẫn cho rằng việc núi lửa Agung phun trào không chắc sẽ tác động rõ rệt đến khí hậu của Trái Đất.
  “Một vụ phun trào lớn có thể khiến nhiệt độ giảm đi một vài phần mười độ trong vòng 1 đến 2 năm tới nhưng dấu hiệu này sẽ mờ nhạt đi khi hiện tượng ấm lên của Trái Đất vẫn diễn ra như thường”, ông Colose chia sẻ với Daily Mail Australia.
“Một vụ phun trào lớn có thể khiến nhiệt độ giảm đi một vài phần mười độ trong vòng 1 đến 2 năm tới nhưng dấu hiệu này sẽ mờ nhạt đi khi hiện tượng ấm lên của Trái Đất vẫn diễn ra như thường”, ông Colose chia sẻ với Daily Mail Australia.
Theo Tiến sỹ Coloser, mức độ ảnh hưởng của vụ phun trào đến nhiệt độ Trái Đất tùy thuộc vào lượng chất phun ra khi núi lửa hoạt động. “Yếu tố quan trọng cần chú ý không phải tro mà là lượng lưu huỳnh phát ra”, Colose cho biết.
Theo Tiến sỹ Coloser, mức độ ảnh hưởng của vụ phun trào đến nhiệt độ Trái Đất tùy thuộc vào lượng chất phun ra khi núi lửa hoạt động. “Yếu tố quan trọng cần chú ý không phải tro mà là lượng lưu huỳnh phát ra”, Colose cho biết.
Các loại khí như lưu huỳnh dioxit (SO2) được phun ra từ miệng núi lửa lẫn trong tro bụi. Số hợp chất lưu huỳnh này phản ứng trong không khí, tạo nên các chất phân tán ánh sáng Mặt Trời, làm Trái Đất lạnh đi.
Các loại khí như lưu huỳnh dioxit (SO2) được phun ra từ miệng núi lửa lẫn trong tro bụi. Số hợp chất lưu huỳnh này phản ứng trong không khí, tạo nên các chất phân tán ánh sáng Mặt Trời, làm Trái Đất lạnh đi.
Độ tập trung của SO2 (màu cam từ nhạt tới đậm theo nồng độ tăng dần) quanh miệng núi lửa Agung do NASA đo ngày 28/11.
Độ tập trung của SO2 (màu cam từ nhạt tới đậm theo nồng độ tăng dần) quanh miệng núi lửa Agung do NASA đo ngày 28/11.
Đợt phun trào năm 1963 của núi lửa Agung từng làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,1 - 0,2 độ C trong một năm.
Đợt phun trào năm 1963 của núi lửa Agung từng làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,1 - 0,2 độ C trong một năm.
Thảm họa này cũng khiến hơn 1.600 người trên đảo thiệt mạng.
Thảm họa này cũng khiến hơn 1.600 người trên đảo thiệt mạng.
Hoạt động của núi lửa Agung những ngày qua đã khiến Indonesia phải hủy hơn 1.000 chuyến bay.
Hoạt động của núi lửa Agung những ngày qua đã khiến Indonesia phải hủy hơn 1.000 chuyến bay.
  Hoạt động của núi lửa Agung những ngày qua đã khiến Indonesia phải hủy hơn 1.000 chuyến bay.
Hoạt động của núi lửa Agung những ngày qua đã khiến Indonesia phải hủy hơn 1.000 chuyến bay.
Núi lửa Agung liên tục phun tro bụi, tạo thành một đám mây xám cao tới 10km.
Núi lửa Agung liên tục phun tro bụi, tạo thành một đám mây xám cao tới 10km.
Núi lửa Agung liên tục phun tro bụi, tạo thành một đám mây xám cao tới 10km.
Núi lửa Agung liên tục phun tro bụi, tạo thành một đám mây xám cao tới 10km.
Hàng chục nghìn người sống quanh núi lửa Agung đã phải rời bỏ nhà cửa.
Hàng chục nghìn người sống quanh núi lửa Agung đã phải rời bỏ nhà cửa.
Người dân đợi sơ tán đến khu vực an toàn.
Người dân đợi sơ tán đến khu vực an toàn.
Giới chức Indonesia cho biết, các vụ phun trào nhỏ vẫn tiếp diễn và có khả năng một vụ phun trào lớn xảy ra bất cứ lúc nào./.
Giới chức Indonesia cho biết, các vụ phun trào nhỏ vẫn tiếp diễn và có khả năng một vụ phun trào lớn xảy ra bất cứ lúc nào./.
.
Theo VOV
.