Người dân Đồng bằng sông Cửu Long gồng mình chống hạn, mặn khốc liệt

.

Những ngày này, người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang phải gồng mình hứng chịu đợt hạn, mặn khốc liệt nhất trong lịch sử. Không chỉ sản xuất, nhiều gia đình hiện đã không còn nước ngọt sinh hoạt.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12/2019; liên tục tăng cao cho đến nay và hiện đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai để tìm giải pháp ứng phó. Đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 20.000 ha lúa bị mất trắng do hạn mặn.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12-2019; liên tục tăng cao cho đến nay và hiện đã ảnh hưởng đến 10-13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai để tìm giải pháp ứng phó. Đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 20.000 ha lúa bị mất trắng do hạn mặn.
Hàng ngàn ha lúa tại tỉnh Bến Tre bị thiệt hại nghiêm trọng do hạn, mặn diễn biến phức tạp. Riêng địa bàn huyện Ba Tri có hơn 4.000 ha lúa vụ Đông Xuân bị ảnh hưởng do nhiễm mặn, thiệt hại từ 30-70% cùng rất nhiều diện tích gieo trồng khác của nhiều xã bị thiệt hại 100%.
Hàng ngàn ha lúa tại tỉnh Bến Tre bị thiệt hại nghiêm trọng do hạn, mặn diễn biến phức tạp. Riêng địa bàn huyện Ba Tri có hơn 4.000 ha lúa vụ Đông Xuân bị ảnh hưởng do nhiễm mặn, thiệt hại từ 30-70% cùng rất nhiều diện tích gieo trồng khác của nhiều xã bị thiệt hại 100%.
Những cánh đồng lúa trên địa bàn xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) chết cháy do hạn mặn.
Những cánh đồng lúa trên địa bàn xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) chết cháy do hạn mặn.
Chị Lê Thị Thúy ở ấp 2, xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) cầm trên tay những cây lúa bị nhiễm nhặn không thể thu hoạch được. Chị Thúy cho biết, gia đình trồng 7 công lúa vụ Đông Xuân đều bị thiệt hại 100%.
Chị Lê Thị Thúy ở ấp 2, xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) cầm trên tay những cây lúa bị nhiễm nhặn không thể thu hoạch được. Chị Thúy cho biết, gia đình trồng 7 công lúa vụ Đông Xuân đều bị thiệt hại 100%.
Ông Phùng Văn Hùng Anh ở xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) trồng 20 công lúa đều bị thiệt hại do hạn mặn và không thể thu hoạch.
Ông Phùng Văn Hùng Anh ở xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) trồng 20 công lúa đều bị thiệt hại do hạn mặn và không thể thu hoạch.
Lúa bị thiệt hại, ông Hùng Anh cắt mang về cho bò ăn đỡ trong mùa hạn.
Lúa bị thiệt hại, ông Hùng Anh cắt mang về cho bò ăn đỡ trong mùa hạn.
Hiện tại, độ mặn ở các kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre ở mức báo động từ 4‰ đến 11‰
Hiện tại, độ mặn ở các kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre ở mức báo động từ 4‰ đến 11‰
Cán bộ phòng Nông nghiệp Huyện Ba Tri đo độ mặn trên kênh nội đồng xã Bình Tây (huyện Ba Tri) với mức gần 9‰. Với độ mặn này, người dân đã không thể sử dụng nước để tắm giặt.
Cán bộ phòng Nông nghiệp Huyện Ba Tri đo độ mặn trên kênh nội đồng xã Bình Tây (huyện Ba Tri) với mức gần 9‰. Với độ mặn này, người dân đã không thể sử dụng nước để tắm giặt.
Chị Dương Thị Minh Tuyền ở xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) phải mua nước ngọt để nấu ăn và cho sinh hoạt gia đình. Chị Tuyền chia sẻ:
Chị Dương Thị Minh Tuyền ở xã Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri) phải mua nước ngọt để nấu ăn và cho sinh hoạt gia đình. Chị Tuyền chia sẻ: "Gia đình có 2 vợ chồng và 1 đứa con nên một tháng dùng tiết kiệm khoảng 4 khối nước với giá 240.000 đồng. Không chỉ vậy, vụ lúa Đông Xuân gia đình trồng 5 công cũng bị mất trắng không thể thu hoạch. Hiện tại gia đình cũng phải đi mua rơm về cho bò ăn".
Anh Lê Quang Bảo (xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri) bơm nước từ ao dự trữ để tưới cho vườn rau mới trồng.
Anh Lê Quang Bảo (xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri) bơm nước từ ao dự trữ để tưới cho vườn rau mới trồng.
Suốt hơn 3 tháng qua, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phải gồng mình với hạn mặn, thiệt hại vẫn đang tiếp diễn. Hiện các ngành chức năng đang tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó, nhất là cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân để đảm bảo sinh hoạt, ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Công trình cống Kênh Trục 418 huyện Ba Tri thuộc hệ thống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) có kinh phí gần 10 tỷ đồng được khởi công ngày 14/6/2019, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 28/5/2020.
Suốt hơn 3 tháng qua, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phải gồng mình với hạn mặn, thiệt hại vẫn đang tiếp diễn. Hiện các ngành chức năng đang tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó, nhất là cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân để đảm bảo sinh hoạt, ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Công trình cống Kênh Trục 418 huyện Ba Tri thuộc hệ thống kiểm soát mặn các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) có kinh phí gần 10 tỷ đồng được khởi công ngày 14-6-2019, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 28-5-2020.

 Theo Báo Tin tức

;
;
.
.
.
.
.