Cần biết

Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017

09:41, 08/11/2017 (GMT+7)

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

A. QUẬN CẨM LỆ

Có 27 tuyến đường:

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 01
- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 20
- Đường đặt tiếp: 06

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KDC CHỈNH TRANG PHƯỜNG HÒA THỌ ĐÔNG (Sơ đồ số 01CL): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ông Ích Đường, điểm cuối là đường bê-tông xi-măng rộng 0,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 5m; vỉa hè mỗi bên rộng 0m.    
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH THÁI 5
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ông Ích Đường, điểm cuối là đường Nguyễn Xuân Hữu: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5m; vỉa hè mỗi bên rộng 0m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH THÁI 6

II. KDC PHONG BẮC, HÒA THỌ (Sơ đồ số 02CL): có 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Quý Hai, điểm cuối là đường Thăng Long: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 500m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN THẾ LỊCH
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Quý Hai, điểm cuối là đường Thăng Long: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 445m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN VĂN LAN

III. KDC HÒA PHÁT 2, 3 PHƯỜNG HÒA AN (Sơ đồ số 03CL): có 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Ơn, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 12
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Ơn, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 75m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 14
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Ơn, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 15
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Ơn, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 16
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa An 16 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 17

IV. KDC PHƯỜNG HÒA PHÁT 3, KDC PHƯỚC LÝ MỞ RỘNG, PHƯỜNG HÒA AN (Sơ đồ số 04CL): 03 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đoàn Hữu Trưng, điểm cuối là đường Yên Thế: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 60m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐOÀN HỮU TRƯNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lâm Nhĩ, điểm cuối là đường Đoàn Hữu Trưng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 50m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN  18
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa An 19 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Thân Công Tài: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA AN 19

V. KDC SỐ 11, TỔ 27A PHƯỜNG HÒA PHÁT (Sơ đồ số 05CL): 08 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là kênh thoát nước, điểm cuối là đường Phước Tường 7: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 3
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Tường 3, điểm cuối là đường Phước Tường 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 4
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Tường 4 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Lê Trọng Tấn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 415m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 5
4. Đoạn đường có điểm đầu là kênh thoát nước, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 6
5. Đoạn đường có điểm đầu là tường rào Sư đoàn 375, điểm cuối là đường Phước Tường 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 7
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Tường 5 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Lê Trọng Tấn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 370m; rộng  5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 8
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Tường 8, điểm cuối là đường Phước Tường 10 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 200m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 9
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Tường 8, điểm cuối là đường Phước Trường 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 10

VI. KHU DÂN CƯ SỐ 5 PHƯỜNG HÒA PHÁT (Sơ đồ số 06CL): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Lăng (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Trường Sơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.870m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TÔN ĐẢN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Chinh, điểm cuối là cổng khu quân đội: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 650m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨ LĂNG
VŨ LĂNG (1921 - 1988)
Ông có tên thật là Đỗ Đức Liêm, quê Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tháng 11-1945, ông tham gia đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ chiến đấu, được cử làm chỉ đạo viên trung đội, sau đó là Phó ban huấn luyện Khu 6, rồi Phó ủy viên quân sự Ninh Hòa. Tháng 6-1946, ông ra Bắc, được cử làm Đội phó Bảo vệ Bắc Bộ phủ (Hà Nội).
 Năm 1947, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54, Trung đoàn Thủ đô (E102), Đại đoàn 308. Ông đã chỉ huy Tiểu đoàn đánh trận Đại Bục, mở màn chiến dịch Sông Thao. Từ năm 1947 đến 1954, ông tham gia các Chiến dịch Việt Bắc, Sông Thao, Biên Giới, Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Từ năm 1953, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, Đại đoàn 316, đồng thời là Tham mưu trưởng Đại đoàn. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 98 do ông chỉ huy, là một trong các trung đoàn chủ lực, đã thắng trong trận đánh đồi C1, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch.
Đầu năm 1956, ông được cử đi học tập tại Học viện cao cấp Bộ Tổng tham mưu (Liên Xô) mang tên Vô-rô-xi-lốp. Khi trở về nước cuối năm 1959, ông được cử làm Cục phó Cục Nghiên cứu khoa học quân sự, Bộ Tổng tham mưu.      
Tháng 3-1965, ông Phó Tư lệnh Quân khu IV rồi Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu kiêm Phó Tư lệnh Mặt trận Khe Sanh.
Tháng 5-1969, ông làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quân sự, Bộ quốc phòng. Năm 1971, ông là Phó Tư lệnh Mặt trận Đường 9, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tham mưu. Tháng 3-1975, ông là Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên rồi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh ở cương vị Tư lệnh Quân đoàn 3. Năm 1977, ông là Viện trưởng Học viện Lục quân. Năm 1987 - 1988, ông kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng.
 Với những thành tích trong quá trình công tác, ông được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980), Thượng tướng (1986), học hàm Giáo sư khoa học quân sự đợt đầu tiên trong quân đội và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (2 hạng Nhất, 1 hạng Ba), Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.  
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.
-  Thượng tướng Vũ Lăng, Website Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ngày  8 tháng 9 năm 2015.

VII. KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ đồ 07): 03 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Hữu Nghi, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 350m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: KIỀU PHỤNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thu Bồn, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 630m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐÔ ĐỐC LÂN
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Liêm Lạc 15, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: LIÊM LẠC 22

B. QUẬN HẢI CHÂU

Có 14  tuyến đường, gồm:
- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 01
- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số:  12
- Đường đặt tiếp: 01

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KDC KHÁCH SẠN, CĂN HỘ & TMDV ĐƯỜNG 2 Tháng 9 (Sơ đồ số 01HC): 09 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 2 Tháng 9, điểm cuối là cầu Trần Thị Lý: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.170m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng  09 + 12m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BẠCH ĐẰNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Minh 4, điểm cuối là đường Bình Minh 10 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 790m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN TRỨ
TRẦN VĂN TRỨ (1716 - 1779)
Ông có tên húy là Văn Trứ, tự là Anh Mẫn, thụy là Đôn Nhã, hiệu là Thanh Khê, quê ở xã Từ Ô, huyện Thanh Miện, trấn Hải Dương (nay là thôn Từ Ô, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. * Có tài liệu ghi ông sinh năm 1715.
 Ông là con Trần Văn Hoán, đỗ Hoàng giáp khoa Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng (1743), cha con làm quan đồng triều. Ông là người học rộng lại tinh thông về Dịch lý, làm quan đến Thiêm Đô Ngự sử kiêm Quốc tử giám Trực giảng. Học trò khi ấy theo học rất đông, nhiều người đỗ đại khoa, nổi tiếng danh thần như Bồi tụng Giang Sĩ Điển, Bình chương Trương Đăng Quỹ, Hữu Thị lang Ngô Duy Viên…
Ông làm quan nổi tiếng thanh liêm, nhân hậu. Dã sử chép là khi ông mất, cả triều đình vắng hẳn (vì đến dự lễ tang ông), làm cho chúa Trịnh ngạc nhiên. Các bạn đồng liêu và khoa mục có câu đối viếng:
Tọa học sĩ ư xuân phong, diện mệnh nhi đề huấn, hối nhược gia nhân phụ tử.
Lập lại tư ư băng tuyết, từ trực khí tráng, lẫm liệt như lôi điện quỷ thần.
Nghĩa là:
Dạy học như gió xuân, thước ngọc khuôn vàng, răn bảo tựa cha con ruột thịt.
Làm quan như băng tuyết, lời ngay khí mạnh, trang nghiêm như sấm sét quỷ thần.
Tác phẩm của ông hiện nay trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có lưu giữ được một số tác phẩm, trong đó nổi bật là hai tập Hoa thiều hầu mệnh tập, Từ Ô Hoàng giáp Trần tướng công thi tập và một số thơ văn chép trong các tuyển tập.
 Số lượng tác phẩm của ông còn lại tuy không đồ sộ nhưng cũng góp phần vào việc tìm hiểu diện mạo văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc đời và nhân cách của ông là tấm gương phản ánh tư tưởng, tình cảm, vị trí của tầng lớp trí thức đương thời trong xã hội đầy biến động.
Tên ông đã được đặt tên đường ở tỉnh Hải Dương.
Tài liệu tham khảo chính: Vũ Ngọc Khánh chủ biên, Từ điển Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa 1993.
- Trần Thị Giáng Hoa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Tìm hiểu thêm về thân thế và sáng tác của Hoàng giáp Trần Văn Trứ, Tạp chí Hán Nôm, Số 3, 2008.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường 2 Tháng 9: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 140m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 4
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường 2 Tháng 9: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 145m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 5
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường 2 Tháng 9: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 6
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Trần Văn Trứ (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 7
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường 2 Tháng 9: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 8
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Trần Văn Trứ (tên dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 9
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bạch Đằng (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường 2 Tháng 9: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH MINH 10

II. LÀNG THỂ THAO TIÊN SƠN (Sơ đồ số 02HC): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quy Mỹ, điểm cuối là đường Vũ Trọng Phụng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 185m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÙI VIỆN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Viện, điểm cuối là đường Nguyễn Bình: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 7
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Viện (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Bình: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 8
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Viện (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Bình: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 185m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 9
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bình, điểm cuối là đường Nguyễn Đăng Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÓA SƠN 10

C. QUẬN LIÊN CHIỂU

Có 33 tuyến đường:
- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 01
- Đường đặt theo địa danh lịch sử: 02
- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số:  21
- Đường đặt tiếp: 09

 Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KDC PHÍA TÂY ĐƯỜNG NGUYỄN HUY TƯỞNG (Sơ đồ số 01LC): 11 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Huy Tưởng, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 870m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN ĐÌNH TỨ
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Huy Tưởng, điểm cuối là đường Đào Sư Tích (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HÒA NAM 5
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Nam 14, điểm cuối là đường Hòa Nam 10 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐÀO SƯ TÍCH
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Nam 14 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Đình Tứ (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 230m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TÚ QUỲ
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Nam 5, điểm cuối là đường Nguyễn Đình Tứ (02 tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 7
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Nam 7, điểm cuối là đường Hòa Nam 9 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 70m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 8
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Nam 5, điểm cuối là đường Nguyễn Đình Tứ (02 tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 9
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Nam 5 điểm cuối là đường Nguyễn Đình Tứ (02 tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 155m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 10
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tú Quỳ (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Hòa Nam 10 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 11
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đào Sư Tích, điểm cuối là đường Nguyễn Đình Tứ (02 tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 12
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tú Quỳ, điểm cuối là đường Nguyễn Đình Tứ (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA NAM 14

II. KHU SỐ 7 - TTĐT MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ số 02LC): 01 tuyến.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Thị Loan, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 880m; bề rộng có đoạn 7,5m và có đoạn 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG TRUNG THÔNG
HOÀNG TRUNG THÔNG (1925 - 1993)
Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1925, bút danh là Đặc Công, Bút Châm, Hồng Vân. Ông quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Thủa nhỏ, ông học ở Nghệ An, tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông phục vụ trong ngành Văn hóa.
Ông từng giữ các chức vụ: Chính trị viên Huyện đội, Trưởng Ban tuyên truyền tỉnh Nghệ An, Cán sự Ban Văn nghệ Khu ủy IV, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Khu IV, Thư ký Tòa soạn báo Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Văn học, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ (Ban Tuyên huấn Trung ương).  
Các tác phẩm chính của ông, gồm: Quê hương chiến đấu (1955), Đầu sóng (1968), Đường chúng ta đi (1960), Trong gió lửa (1971), Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Ô kê cối gió (1973), Như đi trong mơ (1977), Cuộc sống thơ, thơ cuộc sống (tiểu luận), Tiếng thơ không dứt (1989), Mời trăng (1992), Những ngày thu ở Liên Xô (1983; Vương quý và Lý hương hương (dịch)…
Ông là một dịch giả tài năng, có nhiều đóng góp tích cực trong việc dịch thơ và giới thiệu thơ nước ngoài, như Puskin, Maiakôpxki, Đỗ Phủ, Lục Du…
Ông là nhà thơ có những sáng tác mang tính thời sự và gắn bó máu thịt với sự sống còn của dân tộc: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự đổi mới của đất nước trong phong trào cách mạng…Nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ phổ nhạc cho các ca khúc như Bài ca vỡ đất, Bộ đội về làng, Về làng…
Có thể nói, ông là một gương mặt thơ tiêu biểu, có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới. Ông còn là một nhà thư họa tài hoa, bạn bè thân thiết với các danh họa: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Diệp Minh Châu...
Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001.
Ông mất ngày 4 tháng 1 năm 1993 tại Hà Nội.
Tên ông đã được đặt tên đường tại thành phố Vinh (Nghệ An) và thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tài liệu tham khảo chính: - Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.
III. KHU SỐ 6 – TTĐT MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ số 03LC): 05 tuyến.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 260m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: CHƠN TÂM 2
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CHƠN TÂM 9
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chơn Tâm 9 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Chơn Tâm 2 (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 245m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CHƠN TÂM 10
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chơn Tâm 10 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Chơn Tâm 2 (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 125m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CHƠN TÂM 11
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chơn Tâm 10 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Chơn Tâm 2 (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 90m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CHƠN TÂM 12

IV. KHU SỐ 3 – TTĐT MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ 04LC): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phùng Hưng, điểm cuối là đường Nguyễn Sinh Sắc: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 520m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN XÍ
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phùng Hưng, điểm cuối là đường Hà Hồi: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ XUÂN 3

V. KHU TĐC PHỤC VỤ CHO CÁC HỘ GIẢI TỎA DỰ ÁN CẦU VƯỢT ĐƯỜNG SẮT (Sơ đồ số 05LC): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đinh Đức Thiện, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 140m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐẶNG HUY TRỨ

VI. KHU SỐ 1- TTĐT MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ số 06LC): 02 tuyến.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Tri, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN NGUYÊN ĐÁN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Tri, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TỐT ĐỘNG

VII. KHU TĐC HÒA HIỆP 4 (Sơ đồ số 07LC): 10 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lương Bằng, điểm cuối là đường Âu Cơ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 3.500m; có đoạn rộng 21m và có đoạn rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÊ LINH
Mê Linh nguyên là tên huyện thuộc Kinh đô Phong Châu, thời thuộc Hán gồm phần đất vùng Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, quê hương của Hai Bà Trưng.
Sau khi đánh đuổi được quân Tô Định, Hai Bà Trưng lên ngôi, đóng đô tại đây. Khúc sông Hồng chảy từ Việt Trì đến Hà Nội qua đây cũng được gọi là sông Mê Linh.
Về sau, phần đất huyện Mê Linh đổi là phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hai thôn Hạ Lôi và Liễu Trì của phủ Yên Lãng nhập lại và đặt tên là xã Mê Linh.
Năm 1977, huyện Yên Lãng đổi là huyện Mê Linh, cắt khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào Thủ đô Hà Nội.  
 Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Đình Tư, Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 455m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG MA LA
ĐẶNG MA LA (1234 - 1285)
Ông quê ở làng Tụy Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ông là danh thần đời Trần Thái Tông.
Năm 1247, triều đình cho thi chọn nhân tài. Ông ra dự thi, lúc này mới 13 tuổi. Khoa thi này lấy đỗ Trạng nguyên là Nguyễn Hiền (cũng mới 13 tuổi); Bảng nhãn là Lê Văn Hưu (17 tuổi) và ông đỗ thứ ba là Thám hoa. Khoa thi này, nhà Trần chính thức bắt đầu lấy đỗ Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) nên đây là Tam khôi đầu tiên của nhà Trần cũng như đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam.
Sau khi thi đỗ, ông được cử giữ chức Thẩm hình viện. Về sau, ông được bổ nhiệm làm tướng võ và về lập doanh trại tại vùng Trúc Sơn, Chương Đức (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ngày nay) để tuyển mộ binh sĩ, huấn luyện và cung cấp quân quan.
Ông lập được nhiều công lao và góp phần thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ nhất (1258).
Năm 1272, ông được cử về trấn giữ vùng Kinh Dương, Hàng Kênh để luyện quân chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông… Ông chăm lo tích lũy lương thực, rèn luyện quân sĩ và giúp đỡ nhân dân trong vùng khai hoang khẩn hóa...
Ông mất vào năm diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ hai (1285).
Con ông là Đặng Hữu Điểm, làm quan tới chức Đại phu và  được cử đi sứ nhà Nguyên đời Trần Nhân Tông.
 Tên ông đã được đặt tên đường ở thành phố Hải Phòng.
 Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa, 1997.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 455m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN MẬU KIẾN
NGUYỄN MẬU KIẾN (1819 -1879)
Ông có tên tự là Lập Nho, hiệu là Đông Am, Kính Đài, biệt hiệu Mão Sơn cư sĩ, quê ở làng Động Trung, nay là xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Thủa nhỏ, ông học ở Thái Bình, sau đó, ông lên Thăng Long (Hà Nội) theo học các thầy giỏi như Nhận Trai Nguyễn Đình Dao, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu....
Hai lần thi Hương không đỗ, nhưng nổi tiếng uyên bác, được làm bạn vong niên với các ông Phạm Văn Nghị, Doãn Khuê.
 Biết được tài năng của ông, nhiều người đã tiến cử ông với triều đình. Năm 1865, ông vào Huế thi và đỗ khoa Hoàng từ (ngang với Hoàng giáp tức Nhị giáp tiến sĩ), tuy đỗ nhưng ông không ra làm quan.
Sau nhiều lần vua Tự Đức cho gọi, đến năm 1867, ông mới chịu ra nhận chức Bang biện Nam Định, Bang biện quân thứ đạo Lạng Bình rồi làm Án sát Quảng Yên và Lạng Sơn.
Năm Quý Dậu (1873), khi Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất, ông chiêu mộ quân dân vùng Kiến Xương, Tiền Hải đứng lên chống Pháp. Sau, vì dàn hòa những người chủ hòa với Pháp, ông bị cách chức, sau lại được về làm ở Viện Hàn lâm. Vua Tự Đức khen ông là người học rộng, nói thẳng. Sau đó, Hoàng Kế Viêm xin cho ông ra giúp ở Sơn phòng Hưng Hóa (1877) đề phòng quân Pháp trở lại chiếm Bắc Kỳ.
Ông có năm người con trai: Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Hữu Bản, Nguyễn Hữu Khái và Nguyễn Đình Đàn đều là những người nối chí cha đi đầu và trọn đời trung thành với sự nghiệp yêu nước, chống Pháp. Nghĩa quân của dòng họ Nguyễn do Nguyễn Hữu Cương đứng đầu liên minh chặt chẽ với Đề đốc Tạ Hiện đã chiến đấu kiên cường giữ vững được các tỉnh Thái Bình – Nam Định. Nguyễn Hữu Bản hy sinh khi mất thành Nam Định (1883). Hai người con khác như Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Phu đều đi theo nghĩa quân của Tán Thuật đánh Pháp.
Ông cũng là người dày công khuyến học nổi tiếng trong cuối thế kỷ 19, đã bỏ ra hàng nghìn mẫu ruộng để cúng vào học điền, binh điền.  
Ông là soạn giả những cuốn Dịch lý tân biên, Minh sử luận đoán khảo biện, Chiêm thiên tham khảo và sáng tác Kính đài tập vịnh.          
Ông lập tại nhà một cơ sở gọi là Chiêm bái đường, thuê thợ về khắc in, các sách thuộc nhiều loại: nho, y, lý, số, thiên văn, binh pháp.
Ngày 8-9 năm Kỷ Mão (1879), ông mất tại quân doanh đồn Vàng (phố Vàng) tỉnh Hưng Hóa, nay là thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam ghi ông tích cực chiến đấu nhưng vì thế yếu đành lui về quê rồi bị bệnh mất năm 1879).
Tên ông đã được đặt tên đường ở tỉnh Thái Bình.
Tài liệu tham khảo chính: Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), Từ điển Văn hóa Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa, 1993.
- Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa, 1997.                               
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 265m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THẠCH SƠN 1
Thạch Sơn là tên xóm xưa thuộc thôn Xuân Thiều, xã Hòa Hiệp, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nay thuộc làng Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
Tài liệu tham khảo chính: Phòng Văn hóa Thông tin quận Liên Chiểu  cung cấp.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thạch Sơn 1, điểm cuối là đường Thạch Sơn 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 230m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THẠCH SƠN 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thạch Sơn 1, điểm cuối là đường Thạch Sơn 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 230m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THẠCH SƠN 3
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thạch Sơn 1, điểm cuối là đường Thạch Sơn 5 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường:  THẠCH SƠN 4
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THẠCH SƠN 5
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 265m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THẠCH SƠN 6
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 265m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường:    THẠCH SƠN 7

VIII. KHU ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH MỞ RỘNG (sơ đồ 08LC): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là Khu di tích B1- Hồng Phước: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 435m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: B1-HỒNG PHƯỚC
Địa danh Hồng Phước có từ năm 1946 và căn cứ cách mạng B1 – Hồng Phước được hình thành từ những năm 1960, 1961, phát triển mạnh mẽ vào những năm 1965, 1966, 1967, là căn cứ quan trọng của Quận I Đà Nẵng (từ năm 1969 gọi là Quận Nhì Đà Nẵng) trong các cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và mùa Xuân năm 1975.
 Những năm tháng khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều đồng chí lãnh đạo của Đặc khu ủy Quảng Đà, Khu ủy Khu I - Hòa Vang, Quận ủy Quận I Đà Nẵng, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương Quảng Đà, Hòa Vang như Tiểu đoàn 489, 487, 471 Đặc công, Đặc công quận Nhì Đà Nẵng … đã từng đứng chân tại Hồng Phước, chọn Hồng Phước làm địa bàn xuất quân tiến công địch. Nơi này còn là điểm hẹn của nhiều cơ sở cách mạng; nhiều công văn, chỉ thị mật, truyền đơn, vũ khí được chuyển vào nội thành;
Căn cứ cách mạng B1 - Hồng Phước và nhân dân Hồng Phước đã góp phần trực tiếp vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng tại các xã Bắc Hòa Vang, Quận I Đà Nẵng và góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.  
Tài liệu tham khảo chính:  Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu và Trung tâm Quản lý Di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng cung cấp.

D. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Có 30 tuyến đường:
- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 04
- Đường đặt theo tên địa danh lịch sử: 01
- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số:  19
- Đường đặt tiếp: 06

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU NHÀ Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ K38 (Sơ đồ số 01NHS): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Quang Đạo, điểm cuối là đường Quy hoạch 15m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: AN THƯỢNG 34
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đỗ Bá, điểm cuối là đường An Thượng 34 (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 37
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đỗ Bá, điểm cuối là đường An Thượng 34 (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 38
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đỗ Bá, điểm cuối là đường An Thượng 34 (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 39
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Thượng 39 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Quy hoạch 15m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 40

II. KDC PHÍA NAM BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG (Sơ đồ số 02NHS): 04 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mỹ Đa Đông 12, điểm cuối là đường Mỹ Đa Đông 10 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1m và có đoạn 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÀ HUYỆN THANH QUAN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Tứ, điểm cuối là đường Võ Nguyên Giáp: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 10
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bà Huyện Thanh Quan (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Mỹ Đa Đông 12: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 11
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Tứ, điểm cuối là đường Võ Nguyên Giáp: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 300m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1m và có đoạn 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 12

III. KHU DI TÍCH LỊCH SỬ K20 (Sơ đồ số 3NHS): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nước Mặn 1, điểm cuối là đường Nước Mặn 3: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 300m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 5
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nghiêm Xuân Yêm, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 250m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: XÓM ĐỒNG
Xóm Đồng là tên xóm được hình thành từ năm 1959 – 1975, thuộc làng Đa Mặn, nay là Khối phố Đa Mặn, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.
Năm 1962, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, Ban Cán sự Đảng Đà Nẵng cho thành lập Chi bộ Xóm Đồng với Mật danh A2 (sau này gọi là Căn cứ Lõm K20) và Chi bộ Xóm Cát (mật danh A4). Đây được xem là cái nôi cách mạng tiêu biểu của phong trào đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây, đã sinh ra nhiều người con ưu tú của quê hương Đà Nẵng như: Anh hùng LLVTND Trần Công Dũng, Anh hùng LLVTND Huỳnh Thị Thơ…
Năm 2010, biệt danh Căn cứ Lõm K20 đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.   
Tài liệu tham khảo chính: Thông tin tư liệu do UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp.

IV. KDC PHÍA NAM ĐƯỜNG BÙI TÁ HÁN (Sơ đồ 04NHS): 05 tuyến.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình Chiểu, điểm cuối là đường Đoàn Khuê: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: MẠC THIÊN TÍCH
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m đang thi công, điểm cuối là đường Đoàn Khuê: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 480m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN HỮU HÀO
NGUYỄN HỮU HÀO (? - 1713)
Ông là danh tướng đời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là con trưởng của Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật, anh của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau di cư vào ở Thừa Thiên.
Ngay từ nhỏ, ông thường theo cha tham dự các trận đánh lớn và có nhiều dũng lược và giỏi việc dùng binh.
Năm Kỷ Tỵ (1689), ông được bổ làm Cai cơ, Thống binh. Nhân năm này, có tướng Mai Vạn Long sang đánh Chân Lạp (quốc hiệu cũ của Campuchia) không thành, ông được cử làm Đốc suất cùng các tướng khác đi đánh Chân Lạp. Thấy vậy, vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu sai sứ đến xin qui hàng, các tướng khác muốn thừa cơ đánh úp, nhưng ông không đồng ý và cho rằng sẽ từ từ thu phục. Vì vậy, ông bị gièm pha có ý làm trễ việc quân, nên chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691) cách chức ông.
Năm Giáp thân 1704, ông được khôi phục chức cũ rồi được giao làm Trấn thủ Quảng Bình.
Ngoài một võ tướng, một quan cai trị, ông còn là một nhà thơ có tài. Ông là tác giả Song Tinh Bất Dạ (Truyện Song Tinh) và một số thơ Nôm.
Năm 1713,  ông mất và được truy tặng là Đôn Hậu Công thần Trấn phủ.
Tên ông đã được đặt tên đường ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Đình Tư, Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB  Văn hóa Thông tin - 2001.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m đang thi công, điểm cuối là đường Mạc Thiên Tích (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 170m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐA MẶN 11
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đa Mặn 11, điểm cuối là đường Trần Văn Trứ (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐA MẶN 12
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đa Mặn 11, điểm cuối là đường Trần Văn Trứ (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐA MẶN 14
V. KHU ĐÔ THỊ HÒA HẢI H1 - 3.9 GIAI ĐOẠN 2 (Sơ đồ số 05NHS): 06 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Nguyễn, điểm cuối là đường Phạm Hữu Nhật: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 440m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN KHẮC VIỆN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thủy Sơn 3, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: THỦY SƠN 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Nguyễn, điểm cuối là đường Phạm Hữu Nhật: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 440m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG ĐOÀN BẰNG
ĐẶNG ĐOÀN BẰNG (1887 – 1938)
Ông có tên thật là Đặng Tử Mẫn, khi xuất dương, còn có tên là Đặng Hữu Bằng hay Đặng Xung Hồng. Ông quê ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông thuộc dòng dõi Nho học, nhưng nhà nghèo. Cha ông là Đặng Hữu Dương đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1909) đời vua Thành Thái. *Có tài liệu ghi ông mất năm 1924.
Ông là một đồng chí của Phan Bội Châu, đã xuất dương sang học ở Nhật Bản, đến năm 1908, ông về Trung Quốc. Ông hăng hái hoạt động trong phong trào Đông Du chuẩn bị tổ chức lực lượng ở biên giới Xiêm- Lào (1910), rồi biên giới Hoa – Việt. Năm 1912, ông tham gia Việt Nam Quang phục hội
Ông đã có lần bị bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng (của Tưởng Giới Thạch) bắt giam, nhờ có sự can thiệp của các bạn Trung Quốc nên ông được tha. Ông lại hăng hái hoạt động ở Nam Ninh cho đến khi bị nạn, rơi vào tay thổ phỉ.
Ông vừa vận động tuyên truyền cách mạng, vừa tổ chức sản xuất vũ khí. Ông đã tự chế lấy đạn, bị nạn, cụt mất ba ngón tay.
Theo Phan Bội Châu, ông là tác giả cuốn Việt Nam nghĩa liệt sử (Tôn Quang Phiệt dịch và chú thích, Nhà Xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1960; Nhà Xuất bản Văn học tái bản, Hà Nội, 1972). Trong tập này, ông ghi chép tiểu truyện những chiến sĩ cách mạng hoạt động trong phong trào Đông Du, kèm theo những thơ vịnh, câu đối của ông hoặc các bạn bè viếng người đã khuất. Sách này, Phan Bội Châu đã sửa chữa lại, Nguyễn Thượng Hiền đề tựa và cho xuất bản ở Trung Quốc năm 1918.
Ông là nhà hoạt động cách mạng và là nhà văn ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Tên ông đã được đặt tên đường ở Thủ đô Hà Nội, tỉnh Nam Định và tỉnh Bình Định.
Tài liệu tham khảo chính: Vũ Ngọc Khánh, Từ điển văn hóa Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1993.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lưu Văn Lang, điểm cuối là đường Thủy Sơn 5: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: THỦY SƠN  6
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m đang thi công, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 430m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: THỔ SƠN 1
Thổ Sơn là tên một trong năm ngọn núi thuộc quần thể di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, ngọn núi nằm ở phía Tây Bắc và được dân gian gọi là “núi Đá Chồng”. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất trong quần thể 05 ngọn núi; thế núi có hình trông giống con rồng nằm dài trên bãi cát.
Hiện nơi đây còn lưu lại nhiều dấu tích của kiến trúc văn hóa Chămpa cổ và nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị lịch sử.
Tài liệu tham khảo chính: Tư liệu do UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp.
 6. Đoạn đường có điểm đầu là Khu dân cư, điểm cuối là đường Thổ Sơn 1 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 2m và có đoạn 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THỔ SƠN 2

VI. KHU ĐÔ THỊ PHÚ MỸ AN (Sơ đồ số 06NHS): 08 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đào Duy Tùng, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 520m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: VŨ VĂN CẨN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 560m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN CỬU VÂN
NGUYỄN CỬU VÂN (? - ?)
Ông là danh tướng đồng thời là nhà doanh điền đời Nguyễn Phúc Chu.
Vào tháng 7 năm Ất Dậu (1705), khi nội bộ vương triều Chân Lạp xảy ra việc tranh giành nhau quyền lực, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam, khai khẩn đất Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay) và được thăng chức Chánh thống cai cơ các đạo quân của chúa Nguyễn ở Nam Kì.
Cùng lúc ấy ở Chân Lạp (Campuchia) có loạn do anh em Nặc Yên, Nặc Thâm tranh dành nhau quyền lực, ông được lệnh triều đình đem quân đánh dẹp đưa Nặc Yên về thành La Bích (Nam Vang) làm vua như trước.
Năm 1711, ông cùng với Trần Thượng Xuyên (Người Hoa chống triều Mãn Thanh sang cư ngụ và làm tướng cho Việt Nam) được thăng Trấn Biên doanh phó tướng.
Về việc mở mang bờ cõi, vỗ yên dân chúng cùng bình định Chân Lạp, Quốc sử Quán triều Nguyễn biểu dương công lao, sự nghiệp của ông và cho rằng: “Về việc mở mang bờ cõi Nam, công Vân rất nhiều, ông tuyên thị đức ý triều đình, người Chân Lạp mến phục.”
Hai con trai ông là Nguyễn Cửu Chiêm, Nguyễn Cửu Đàm đều có công lớn đối với đất nước, nhất là trong việc khai khẩn đất đai đồng bằng Nam Bộ ngày nay.
Tên ông đã được đặt tên đường ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Đình Tư, Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin - 2001.

(Còn nữa)

.