Người có bảo hiểm y tế, tham gia bảo hiểm nhân thọ liệu có phí?

.

Bảo hiểm y tế chỉ giải quyết các nhu cầu thuần túy về chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh; bảo hiểm nhân thọ đáp ứng nhu cầu tài chính ở 3 khía cạnh: bảo vệ, tích lũy và đầu tư.

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tối ưu hơn, bên cạnh bảo hiểm y tế. Ảnh: Prudential Việt Nam.
Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tối ưu hơn, bên cạnh bảo hiểm y tế. Ảnh: Prudential Việt Nam.

Hiện nay, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm nhân thọ đều phổ biến trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác nhau, lợi ích của hai loại hình bảo hiểm này. Đặc biệt là các bạn trẻ, lực lượng chính tham gia thị trường lao động.

Cần nhiều hơn một tấm thẻ bảo hiểm y tế

Đối với nhiều người, BHYT là chiếc “thẻ thông hành” chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất, hỗ trợ khám chữa bệnh khi cần thiết. Trong số đó, không ít người trẻ cho rằng bản thân chưa sử dụng hết chức năng của BHYT, bảo hiểm nhân thọ chỉ dành cho người cao tuổi, người có sức khỏe yếu…

Trên thực tế, BHYT chỉ giải quyết các nhu cầu khám chữa bệnh, nằm viện, phẫu thuật, thuốc men.... Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ đáp ứng nhu cầu tài chính khác nhau của người tham gia ở 3 khía cạnh: bảo vệ, tích lũy và đầu tư. Bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ tài chính khi rủi ro xảy ra khiến người được bảo hiểm bị tử vong, thương tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo – điều không có ở BHYT.

"Cùng là bảo vệ nhưng chức năng hoàn toàn khác nhau. Cả hai mang tính bổ trợ cho nhau, không loại nào thay thế loại nào", chị Phạm Ngọc Thương, 28 tuổi, nhân viên kế toán chia sẻ trong lúc chờ đóng phí thường niên tại một đại lý bảo hiểm nhân thọ ở Hà Nội.

Chị Thương cho biết, trước đây chị chỉ tham gia BHYT. Với việc đáp ứng đủ các điều kiện về bệnh viện, loại bệnh, thuốc men, vật tư chữa bệnh…. chị được BHYT chi trả khoảng 40% chi phí khám chữa bệnh. Để tìm kiếm thêm một giải pháp tối ưu hơn, chị Thương lựa chọn bảo hiểm nhân thọ bổ sung sản phẩm bổ trợ cho bệnh lý nghiêm trọng, có mức hỗ trợ tốt hơn.

Việc sở hữu bảo hiểm nhân thọ song song với BHYT là cần thiết để người lao động được bảo vệ toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Bảo hiểm chính là giải pháp dự phòng hữu hiệu, sẵn sàng ứng phó với các biến cố bất ngờ, suy giảm sức khỏe không thể lao động.

Mua bảo hiểm nhân thọ sớm nhất có thể

Dù biết là cần thiết, nhưng không ít người vẫn còn băn khoăn tham gia bảo hiểm nhân thọ thời điểm nào là hợp lí và tốt nhất cho họ, tránh lãng phí.

Theo chuyên gia bảo hiểm của Prudential Việt Nam, mức phí bảo hiểm được tính theo nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về độ tuổi. Càng nhiều tuổi nguy cơ bệnh tật càng lớn, phí bảo hiểm mỗi năm càng cao. Người tham gia bảo hiểm trẻ, phí bảo hiểm sẽ thấp. Nếu ở cùng một điều kiện sức khỏe và mức bảo vệ, thì người nhiều tuổi hơn sẽ chịu mức phí đóng cao hơn người trẻ tuổi. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để mọi người tham gia bảo hiểm nhân thọ là "ngay bây giờ". Bên cạnh đó, phí mỗi năm sẽ không mất đi, mà được tích lũy vào giá trị tài khoản hợp đồng. Vì vậy, người trẻ tham gia sớm sẽ càng có nhiều lợi thế.

Trong tài chính cá nhân, bảo hiểm nhân thọ là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính. Bảo hiểm nhân thọ, nhà ở, vàng và quỹ dự phòng được xếp vào lớp bảo vệ của tháp tài sản. Tháp tài sản gồm 3 lớp: bảo vệ, tiết kiệm, đầu tư theo mô hình kim tự tháp Ai Cập, lần lượt từ đáy lên đỉnh.

Người trẻ với ham muốn cống hiến, làm giàu thường tích cực hơn trong hoạt động đầu tư nhưng các chuyên gia cho rằng, để có một khối tài sản vững chắc, cần bắt đầu bằng việc xây vững lớp bảo vệ. Trong lớp bảo vệ, nhà ở và quỹ dự phòng thường khá lớn so với khả năng của người mới đi làm. Những đối tượng này có thể bắt đầu với bảo hiểm.

Hình minh họa tháp tài sản với chức năng: bảo vệ, tiết kiệm, đầu tư. Ảnh: Prudential Việt Nam
Hình minh họa tháp tài sản với chức năng: bảo vệ, tiết kiệm, đầu tư. Ảnh: Prudential Việt Nam.

Tùy tình tình tài chính, mỗi người có thể bắt đầu với một loại bảo hiểm và mức phí phù hợp. Với người trẻ, hợp đồng đầu tiên phải ưu tiên giá trị bảo vệ và tối ưu hóa bằng các sản phẩm bổ trợ khi có điều kiện. Một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có giá trị tích lũy cũng được xem là một quỹ dự phòng vì cho phép người mua linh động rút ra dùng trong trường hợp cấp bách.

Bảo hiểm là khoản đầu tư tài chính dài hạn 15 - 20 năm, với lao động trẻ, tham gia bảo hiểm nhân thọ còn là một cách để duy trì kỷ luật tài chính. Thay vì lo ngại chi tiêu hay đầu tư vượt mức, đóng bảo hiểm là cách giữ tiền khi đều đặn góp một khoản cố định cho tương lai vào đúng thời gian quy định.

Thanh Thư

;
;
.
.
.
.
.
Kiểm định hệ thống lạnh hàng đầu Việt Nam