Ngày 19-3, Công ty CP Harami-Trade tổ chức lễ ra mắt thành viên kinh doanh 069 của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh (bên trái), Phó tổng giám đốc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam trao giấy chứng nhận thành viên kinh doanh cho Công ty CP Harmi-Trade. Ảnh: T.H |
Trước đó, tháng 2-2024, Công ty CP Harami-Trade được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp phép hoạt động, trở thành một trong những thành viên kinh doanh chính thức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Hiện nay, Harami-Trade đã có trụ sở tại Đà Nẵng (tầng 8, toà nhà Trang Lâm Phát, phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng), website: https://harami-trade.vn.
Các sản phẩm giao dịch tại sở có 4 nhóm sản phẩm gồm: nhóm nông sản (Ngô, Lúa mì, Đậu tương, Gạo thô,..), nhóm nguyên liệu công nghiệp (Cà phê Arabica, Cà phê Robusta, Đường, Cacao, Bông,..), nhóm năng lượng (Dầu thô WTI, Dầu Brent, Xăng pha chế, Khí tự nhiên,…), nhóm kim loại (Quặng sắt, Bạch kim, Đồng, Bạc, Chì, Nhôm, Thiếc, Kẽm, Niken,…).
Được biết, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam - MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đáp ứng toàn bộ nhu cầu giao dịch hàng hóa bao gồm bảo hiểm rủi ro về giá và giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước, từng bước mở rộng quy mô giao dịch tập trung của thị trường hàng hóa Việt Nam, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam - đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép cho biết, ngày 18-6-2018, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
Hiện nay, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới như: Sở Giao dịch Kim loại London - London Metal Exchange; Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago - CME Group; Sở Giao dịch liên lục địa - ICE; Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives... Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đáp ứng toàn bộ nhu cầu giao dịch hàng hóa bao gồm bảo hiểm rủi ro về giá và giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước, từng bước mở rộng quy mô giao dịch tập trung của trị trường hàng hóa Việt Nam, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
TRỌNG HÙNG