Sáng ngày 9-7, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ quận Hải Châu tổ chức hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Luật MTTQ Việt Nam. Các đại biểu nhất trí kiến nghị: Để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và nâng cao vai trò xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, cần đưa vào Luật MTTQ Việt Nam cơ chế, nội dung giám sát và phản biện của Mặt trận và các tổ chức thành viên.
Cần xác định phạm vi phản biện và có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể. Sửa đổi Luật MTTQ Việt Nam cần ghi rõ cơ cấu tổ chức của Mặt trận các cấp, đồng thời quy định các tiêu chuẩn, chế độ chính sách tương ứng, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Báo cáo sơ kết đánh giá: Từ khi có Luật MTTQ Việt Nam, vị thế của Mặt trận trong hệ thống chính trị cũng như trong đời sống xã hội được nâng cao. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân đối với MTTQ được tăng cường. Mối quan hệ tương hỗ giữa Mặt trận với Nhà nước ngày càng bình đẳng, tiến bộ.
Luật MTTQ Việt Nam đi vào cuộc sống tạo điều kiện cho Mặt trận các cấp phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ trong tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của quần chúng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của quận và thành phố. Tuy nhiên có lúc, có nơi sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức thành viên còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân chưa hiểu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận trong đời sống chính trị và xã hội, thậm chí trong đó có cả một số ít cán bộ Mặt trận.
S.T
.
.
Kiến nghị luật hóa cơ chế giám sát và phản biện của Mặt trận
Thứ Sáu, 10/07/2009, 07:45 [GMT+7]
.
;
.
.
Các tin khác
.
.
.