“Nhận thức một cách sâu sắc rằng học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt đối với một trường đại học, nên trên cương vị lãnh đạo, tôi đã tổ chức triển khai cuộc vận động này một cách chặt chẽ, nghiêm túc và hiệu quả”-PGS.TS Trần Văn Nam, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tâm sự về việc thực hiện “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như vậy.
Lồng ghép nhiều vai trò như: lãnh đạo Đảng, chính quyền, giảng viên, đảng viên trong con người của mình, TS Trần Văn Nam đề ra việc thực hiện Cuộc vận động gắn với những phẩm chất đạo đức mà Bác đã xây dựng là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những giá trị này đã được cụ thể hóa thành từng phần để phấn đấu thực hiện.
Với chữ Nhân, TS Trần Văn Nam xác định phải giữ nghiêm kỷ luật Đảng, thực hiện đúng các nguyên tắc, tổ chức sinh hoạt Đảng, chăm lo củng cố sự đoàn kết nhất trí của Đảng; sống trung thực, thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp, xây dựng tình đoàn kết trong đơn vị; kiên quyết chống lại những người, những việc làm có hại đến Đảng, đến nhân dân.
Trung thực với Đảng, sống ngay thẳng, không tư tâm, không làm những việc sai trái; thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình; giáo dục, tổ chức tập thể và gia đình sống lành mạnh, chấp hành đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hòa thuận, không mắc các tệ nạn xã hội, chính là để thực hiện được chữ Nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt; thực sự khiêm tốn cầu thị; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học với lương tâm nghề nghiệp; làm việc sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của sinh viên, của tập thể trường và của các cá nhân, để thực hiện được chữ Trí.
Không ngại khó, không ngại khổ, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ được giao phó; gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa; cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng; có gan chống lại sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng; có gan hy sinh quyền lợi cá nhân cho tập thể, để thực hiện được chữ Dũng. Kiên quyết không nhận hối lộ; luôn nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học để thực hiện được chữ Liêm.
Chính nhờ xác định được những nội dung phấn đấu, thực hiện cụ thể, rõ ràng như thế, nên từ khi Cuộc vận động ra đời, TS Trần Văn Nam đã thể hiện được vai trò tiên phong của mình, xây dựng Trường Đại học Bách khoa lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực.
Số đảng viên của nhà trường hiện nay đã tăng về chất lượng và số lượng, với 217 đảng viên; trong đó có 37 đảng viên dự bị, 53 đảng viên là sinh viên luôn gương mẫu trong các hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động xã hội, phong trào văn nghệ, thể thao... Nhờ thế, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh.
Đến nay, Trường Đại học Bách khoa có 13 khoa, 1 dự án Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao, 5 Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là 502 người, trong đó có 315 cán bộ giảng dạy, 12 GS và PGS, 60 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 119 Thạc sĩ, 82 giảng viên cao cấp và giảng viên chính; thực hiện đào tạo 33 chuyên ngành đại học, 12 chuyên ngành Thạc sĩ, 12 chuyên ngành Tiến sĩ; công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lao động sản xuất; công tác liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế.
Cũng chính từ sự lớn mạnh đó, Đảng bộ nhà trường đã thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đưa việc “làm theo” ngày càng đi vào thực chất, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Anh Quân
.
.
Tiến sĩ Trần Văn Nam “làm theo” đạo đức Bác Hồ
Thứ Sáu, 04/12/2009, 09:54 [GMT+7]
.
;
.
.
Các tin khác
.
.
.