Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang tính phương án mở rộng đề án quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa. Theo đó, mức tối đa lương cán bộ, công chức có thể ở mức trên 12 triệu đồng/tháng.
Tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trên cơ sở phương pháp xác định tiền lương của khu vực hành chính, dựa trên hệ thống nhu cầu của người lao động và độ phức tạp lao động của từng chức danh, so sánh với tiền lương trong khu vực thị trường.
Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cách tính toán dựa trên quan hệ này có thể tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống tiền lương, nhằm giữ và thu hút người có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm cán bộ, công chức Nhà nước.
Bộ này cũng cho biết, đang dự kiến hai phương án cho quan hệ tiền lương nói trên cho giai đoạn cải cách chính sách lương công chức 2012 - 2020.
Thứ nhất, quan hệ tiền lương tối thiểu (nhân viên phục vụ bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3) theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường là 1 - 3,2 - 15. Như vậy, tính theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng hiện nay, sẽ có mức lương thấp nhất - mức lương trung bình - mức lương tối đa tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng.
Phương án thứ hai, hệ số lần lượt là 1 - 3,5 - 15. Với phương án này, mức lương tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.905.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng (lương nhân viên là chuyên viên bậc 1 có hệ số cao hơn một chút).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị, đối với các chế độ ngoài lương, phục vụ hoạt động công vụ như tiền điện thoại, phụ cấp phục vụ, chế độ xe ôtô đưa đón công tác… là các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ, không đưa vào mức tiền lương cơ bản.
Được biết, mức lương bằng tiền tính theo quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa hiện hành đang là 1 - 2,34 - 10, tương ứng với 830.000 đồng/tháng -1.942.200 đồng/tháng - 8.300.000 đồng/tháng. Riêng Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang có hệ số lương cao nhất hiện nay là 13, vào khoảng 10.790.000 đồng/tháng.
Các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ sẽ không đưa vào mức tiền lương cơ bản. |
Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cách tính toán dựa trên quan hệ này có thể tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống tiền lương, nhằm giữ và thu hút người có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm cán bộ, công chức Nhà nước.
Bộ này cũng cho biết, đang dự kiến hai phương án cho quan hệ tiền lương nói trên cho giai đoạn cải cách chính sách lương công chức 2012 - 2020.
Thứ nhất, quan hệ tiền lương tối thiểu (nhân viên phục vụ bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3) theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường là 1 - 3,2 - 15. Như vậy, tính theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng hiện nay, sẽ có mức lương thấp nhất - mức lương trung bình - mức lương tối đa tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng.
Phương án thứ hai, hệ số lần lượt là 1 - 3,5 - 15. Với phương án này, mức lương tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.905.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng (lương nhân viên là chuyên viên bậc 1 có hệ số cao hơn một chút).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị, đối với các chế độ ngoài lương, phục vụ hoạt động công vụ như tiền điện thoại, phụ cấp phục vụ, chế độ xe ôtô đưa đón công tác… là các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ, không đưa vào mức tiền lương cơ bản.
Được biết, mức lương bằng tiền tính theo quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa hiện hành đang là 1 - 2,34 - 10, tương ứng với 830.000 đồng/tháng -1.942.200 đồng/tháng - 8.300.000 đồng/tháng. Riêng Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang có hệ số lương cao nhất hiện nay là 13, vào khoảng 10.790.000 đồng/tháng.
VnEconomy