(ĐNĐT) – Các đơn vị thi công vỉa hè, cống nước, đặt cáp quang… trên một số tuyến đường nội thị thành phố Đà Nẵng thi công chậm, san lấp nham nhở. Tình trạng này không những gây trở ngại cho việc đi lại của người dân, mà còn gây mất mỹ quan đường phố, gây mất vệ sinh, nhất là trong mùa mưa.
Vỉa hè đường Nguyễn Văn Linh thi công nham nhở. |
Nhiều tuyến đường thi công nham nhở!
Có mặt tại đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu), chúng tôi nghi nhận: đầu tuyến đường này kể từ bùng binh với đường Nguyễn Tri Phương đến bùng binh giao với đường Hoàng Diệu lổn nhổn đất, đá. Dọc hai bên đường, ngoài những cửa hàng kinh doanh, các công ty…còn lại các nhà dân hầu như đều đóng kín cửa.
Quan sát cho thấy, lòng đường và vỉa hè được các nhà thầu thi công đào bới lộn xộn, từng đống đất đá lớn chất đầy khắp nơi. Nhiều hố ga, mương thoát nước…bị đào xung quanh song đơn vị thi công không che chắn mà để lộ thiên hoặc đặt biển báo hiệu khiến những công trình này trở thành bẫy đe dọa người đi bộ trên vỉa hè.
Người dân ở khu vực này bức xúc cho biết, công trình tôn tạo lòng hè đường Nguyễn Văn Linh được khởi công từ nhiều tháng nay, tiến độ rất chậm chạp. "Tôi không biết lý do vì sao họ làm ì ạch rứa. Khổ nhất là những ngày mưa, chỗ nào cũng đầy nước, bùn trơn nhão nhoét”- một người dân bức xúc nói.
Nguy hiểm rình rập tại các khu vực thi công che chắn sơ sài (Ảnh chụp trước cổng Trường Mầm non 20-10 trên đường Pasteur). |
Ngoài tuyến đường đẹp nhất thành phố đang bị mất đi hình ảnh sạch đẹp, thì tuyến đường Phan Đình Phùng – Pasteur…cũng đang bị đào xới bởi các dự án xây dựng vỉa hè, hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, nhiều đoạn vỉa hè trên các tuyến đường này bị xới tung, đơn vị thi công chất từng đống đất, cát, gạch thải trên đường. Người dân sống dọc tuyến đường này phản ánh là tình trạng này đã kéo dài từ hơn 2 tháng nay nhưng không biết tiến độ khi nào mới xong.
Ngày thường, rào chắn công trình trên các tuyến đường vốn đã gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân. Trong những ngày mưa, mặt đường nham nhở từ việc thi công và lô cốt che chắn càng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Nhưng tại ngã tư Lê Duẩn – Hoàng Hoa Thám đang thi công dang dở, lại có ngay một “lô cốt” nằm giữa ngã tư, chiếm gần hết mặt đường.
Phía đường Hoàng Hoa Thám (đoạn dẫn ra Ga Đà Nẵng) thì các phương tiện thi công nằm chình ình một phía, chỉ chừa lại lối đi rộng bằng 1/3 diện tích mặt đường cũ khiến giao thông tại đoạn này rất khó khăn. “Người đi lại qua đây lúc nào cùng tấp nập, lại là đường hai chiều mà chỉ chừa lối nhỏ, đi qua những tránh nhau cũng đã khổ rồi, chưa kể ngày mưa còn bao nguy hiểm khác rình rập nữa” – một người dân trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết.
Chậm tiến độ do đâu?
Trao đổi với ông Lê Văn Lâm – Phó trưởng Ban quản lý Dự án đầu tư Công trình giao thông Công chính Đà Nẵng xung quanh vấn đề này, ông Lâm cho rằng việc chậm tiến độ thi công này nguyên nhân chính là do gặp thời tiết không thuận lợi.
Khi thi công gặp mưa kéo dài nên việc dời tủ điện cũng khó, ngay cả đổ bê tông cũng không làm được nên khiến cho tiến độ bị ảnh hưởng” – ông Lâm nói.
Cụ thể như tuyến đường Nguyễn Văn Linh, được triển khai từ tháng 8-2011 nhưng gặp mưa liên tục nên khiến cho quá trình di dời các tủ điện và đường điện ngầm trung, hạ thế dọc vỉa hè gặp khó khăn, kéo theo việc thi công bê tông đệm móng cũng bị ảnh hưởng. Tính đến nay, việc di dời tủ điện và dây ngầm vẫn còn 2/3 khối lượng công việc chưa thực hiện xong.
Khó nhất là việc di dời các tủ điện nằm trong phạm vi hành lang cho người đi bộ, vì khi thi công phần này phải tính cả việc hạ thấp vỉa hè, di dời ống cáp, ống nước và cả phần di dời cây xanh sao cho đồng bộ” – ông Lâm giải thích.
Khi hỏi vì sao không chọn thời điểm thi công tránh mùa mưa, thì ông Lâm thừa nhận: đúng là do tính toán sai thời gian (không nghĩ mùa mưa đến sớm như vậy) nên ảnh hưởng tới tiến độ.
Vừa qua, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố đã có chỉ đạo, yêu cầu Ban quản lý và đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, tăng cường thêm nhân lực, vật lực…để thi công trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, hoàn thành xong trước ngày 30-10-2011. Tuyến Phan Đình Phùng – Pasteur cũng khẩn trương thi công hoàn thành xong trong tháng 11 năm nay.
Theo thống kê của Phòng Giám định và Quản lý chất lượng Công trình - Sở GTVT thành phố Đà Nẵng, trong năm 2011 có 101 công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố. Vì vậy, bên cạnh việc thi công các công trình, dự án đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra theo kế hoạch, thì việc thực hiện các biện pháp an toàn khi trời mưa và ngập úng là hết sức cần kíp để tránh bức xúc cũng như những hậu quả nặng nề cho người dân.
Khi thi công gặp mưa kéo dài nên việc dời tủ điện cũng khó, ngay cả đổ bê tông cũng không làm được nên khiến cho tiến độ bị ảnh hưởng” – ông Lâm nói.
Cụ thể như tuyến đường Nguyễn Văn Linh, được triển khai từ tháng 8-2011 nhưng gặp mưa liên tục nên khiến cho quá trình di dời các tủ điện và đường điện ngầm trung, hạ thế dọc vỉa hè gặp khó khăn, kéo theo việc thi công bê tông đệm móng cũng bị ảnh hưởng. Tính đến nay, việc di dời tủ điện và dây ngầm vẫn còn 2/3 khối lượng công việc chưa thực hiện xong.
Khó nhất là việc di dời các tủ điện nằm trong phạm vi hành lang cho người đi bộ, vì khi thi công phần này phải tính cả việc hạ thấp vỉa hè, di dời ống cáp, ống nước và cả phần di dời cây xanh sao cho đồng bộ” – ông Lâm giải thích.
Khi hỏi vì sao không chọn thời điểm thi công tránh mùa mưa, thì ông Lâm thừa nhận: đúng là do tính toán sai thời gian (không nghĩ mùa mưa đến sớm như vậy) nên ảnh hưởng tới tiến độ.
Vừa qua, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố đã có chỉ đạo, yêu cầu Ban quản lý và đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, tăng cường thêm nhân lực, vật lực…để thi công trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, hoàn thành xong trước ngày 30-10-2011. Tuyến Phan Đình Phùng – Pasteur cũng khẩn trương thi công hoàn thành xong trong tháng 11 năm nay.
Theo thống kê của Phòng Giám định và Quản lý chất lượng Công trình - Sở GTVT thành phố Đà Nẵng, trong năm 2011 có 101 công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố. Vì vậy, bên cạnh việc thi công các công trình, dự án đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra theo kế hoạch, thì việc thực hiện các biện pháp an toàn khi trời mưa và ngập úng là hết sức cần kíp để tránh bức xúc cũng như những hậu quả nặng nề cho người dân.
Bài và ảnh: Đắc Mạnh