Bộ Giao thông Vận tải cùng các ngành liên quan hiện đã thống nhất phương án thu phí quỹ bảo trì đường bộ qua các phương tiện cơ giới và đang trình Thủ tướng phê duyệt.
Bộ Giao thông Vận tải và các ngành liên quan đã thống nhất lựa chọn phương án 1 là thu trực tiếp qua đầu phương tiện (Ảnh: Đức Thọ). |
Theo nội dung đề án do Bộ Giao thông Vận tải và một số ngành liên quan phối hợp xây dựng, sẽ có hai phương án thu phí là thu qua cả các phương tiện ôtô, môtô và xe máy hoặc chỉ thu qua ôtô.
Ở phương án thứ nhất, quỹ sẽ được thu trực tiếp theo đầu phương tiện cơ giới. Trong đó có 7 mức phí thu đối với ôtô, mức thấp nhất là 180.000 đồng/tháng, mức cao nhất là 1,44 triệu đồng/tháng; 4 mức thu đối với môtô và xe gắn máy, thấp nhất là 80.000 đồng/năm và cao nhất là 150.000 đồng/năm.
Tính toán của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự kiến tổng số phí thu được qua phương án này vào khoảng 5.987 tỷ đồng/năm.
Ở phương án thứ hai, phí sẽ được thu theo hai hình thức là trực tiếp trên đầu phương tiện ôtô (không thu đối với môtô, xe gắn máy) và thu gián tiếp qua giá nhiên liệu với mức 1.000 đồng/lít. Trong đó, mức thu trực tiếp trên đầu phương tiện sử dụng xăng áp dụng như phương án 1, mức thu trực tiếp trên đầu phương tiện sử dụng dầu diesel cao gấp 1,5 lần.
Bộ Giao thông Vận tải ước tính, nếu thu theo phương án này thì tổng phí thu được trung bình là 9.117 tỷ đồng/năm, trong đó số thu gián tiếp qua giá nhiên liệu chiếm khoảng 2.971 tỷ đồng.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, bộ và các ngành liên quan đã thống nhất lựa chọn phương án 1 là thu trực tiếp qua đầu phương tiện. Lý do là nếu áp dụng phương án thứ hai, việc thu qua giá xăng dầu sẽ khiến một nhóm đối tượng không sử dụng đường bộ vẫn phải nộp phí bảo trì là không công bằng, việc thu phí qua giá xăng cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả.
Về cách thức thu phí, cơ quan thuế sẽ phát hành hóa đơn thu phí, trung tâm đăng kiểm cơ giới đường bộ tại các địa phương sẽ thực hiện công tác thu phí. Theo đó, chủ phương tiện có thể đến các trung tâm đăng kiểm này đến mua vé theo tháng, 3 tháng hoặc nửa năm…
Nếu được Thủ tướng phê duyệt, dự kiến phương án thu phí quỹ bảo trì đường bộ qua phương tiện cơ giới sẽ chính thức được áp dụng kể từ 1/1/2012 hoặc chậm nhất là tháng 7/2012.
Ở phương án thứ nhất, quỹ sẽ được thu trực tiếp theo đầu phương tiện cơ giới. Trong đó có 7 mức phí thu đối với ôtô, mức thấp nhất là 180.000 đồng/tháng, mức cao nhất là 1,44 triệu đồng/tháng; 4 mức thu đối với môtô và xe gắn máy, thấp nhất là 80.000 đồng/năm và cao nhất là 150.000 đồng/năm.
Tính toán của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự kiến tổng số phí thu được qua phương án này vào khoảng 5.987 tỷ đồng/năm.
Ở phương án thứ hai, phí sẽ được thu theo hai hình thức là trực tiếp trên đầu phương tiện ôtô (không thu đối với môtô, xe gắn máy) và thu gián tiếp qua giá nhiên liệu với mức 1.000 đồng/lít. Trong đó, mức thu trực tiếp trên đầu phương tiện sử dụng xăng áp dụng như phương án 1, mức thu trực tiếp trên đầu phương tiện sử dụng dầu diesel cao gấp 1,5 lần.
Bộ Giao thông Vận tải ước tính, nếu thu theo phương án này thì tổng phí thu được trung bình là 9.117 tỷ đồng/năm, trong đó số thu gián tiếp qua giá nhiên liệu chiếm khoảng 2.971 tỷ đồng.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, bộ và các ngành liên quan đã thống nhất lựa chọn phương án 1 là thu trực tiếp qua đầu phương tiện. Lý do là nếu áp dụng phương án thứ hai, việc thu qua giá xăng dầu sẽ khiến một nhóm đối tượng không sử dụng đường bộ vẫn phải nộp phí bảo trì là không công bằng, việc thu phí qua giá xăng cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả.
Về cách thức thu phí, cơ quan thuế sẽ phát hành hóa đơn thu phí, trung tâm đăng kiểm cơ giới đường bộ tại các địa phương sẽ thực hiện công tác thu phí. Theo đó, chủ phương tiện có thể đến các trung tâm đăng kiểm này đến mua vé theo tháng, 3 tháng hoặc nửa năm…
Nếu được Thủ tướng phê duyệt, dự kiến phương án thu phí quỹ bảo trì đường bộ qua phương tiện cơ giới sẽ chính thức được áp dụng kể từ 1/1/2012 hoặc chậm nhất là tháng 7/2012.
VnEconomy