.
Biên giới, lãnh thổ

Toàn đồ địa lý Trung Quốc “xác nhận” Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Việt Nam

Xin được trích một đoạn trong lời dẫn đầu của tấm bản đồ để thấy rằng, đây là một công trình vô cùng to lớn và mang tính chính xác cao: “Duy về cương vực của các thôn ấp, quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng…”, (TS. Mai Hồng dịch).

Cũng theo lời dẫn này, tấm bản đồ ra đời có công rất lớn của các giáo sĩ, họ là những người trực tiếp đi đo đạc, ghi chép và vẽ nên tấm bản đồ. Trong số đó, có ba vị giáo sĩ có nhiều đóng góp lớn đó là Lợi Mã Đậu (tên tiếng anh là Matteo Bicci), Thanh Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest), họ đã được ghi danh vào cuốn từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, đây là những con người có thật, làm những việc có thật. Họ đã vẽ nên những điều tai nghe mắt thấy và không có gì có thể đổi trắng thay đen được.

Cụ thể trên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

(Còn nữa)

;
.
.
.
.
.