(ĐNĐT) - Quá trình đô thị hóa đang dẫn tới thực trạng người nông dân không còn đất sản xuất nông nghiệp, kéo theo đó là cái nghiệp làm nông vốn đã "thấm vào máu", vào tâm thức bao đời nay của người nông dân cũng lùi về dĩ vãng. Trước cơn lốc đô thị hóa, nhiều người dân ở phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà vẫn tìm cách quay lại với nghề nông bằng việc tận dụng những khu đất trống (nằm trong diện quy hoạch, đã giải tỏa) để trồng rau tìm kế sinh nhai.
|
Những luống rau xanh mơn mởn. |
|
Rau tốt tươi. |
Phường Phước Mỹ hiện có khoảng 81 hộ trồng rau với diện tích gần 9ha. Diện tích này đều nằm trong khu đất của các dự án (chưa triển khai).
Đa số các hộ dân này làm nghề một cách tự phát. Họ tự kéo điện từ trong khu dân cư ra, đặt bơm nước gần khu đất, đào hồ và bón phân trồng rau theo kiểu mạnh ai nấy làm. Mặc dù chính quyền địa phương, Hội Nông dân phường thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trồng rau theo mô hình rau an toàn, tuy nhiên, do tính bất ổn của “đất mượn dự án” nên rất khó triển khai đồng loạt và bền vững.
Dù vậy, một số hộ dân vẫn có ý thức trong việc sản xuất rau an toàn, đảm bảo đầu ra và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như hộ ông Đỗ Văn Dưỡng (tổ 54, phường Phước Mỹ ), luôn trồng rau theo quy trình sản xuất rau an toàn. Theo ông Dưỡng, nhiều hộ dân ở đây nhờ trồng rau mà nuôi con ăn học thành tài, thoát khỏi nghề nông vất vả như cha, mẹ. Bây giờ, nhiều người trồng rau ở vùng rau này vẫn thấp thỏm lo ngày các dự án bị thu hồi đất để triển khai thi công. Và như vậy, họ thực sự phải chia tay với nghề "chân lấm, tay bùn".
|
Làm màn che sương cho rau mầm. |
|
Nẩy mầm. |
|
Thu hoạch. Cải cay có giá 12.000-15.000/kg; cải ngọt giá 10.000-12.000/kg. |
|
Trĩu quả. Công lao bao ngày vất vả. |
|
Nụ cười được mùa rau. |
Bài và ảnh: TRỌNG HUY