KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28-7-1929 - 28-7-2019)

Công đoàn Việt Nam - Niềm tin của người lao động

.

Đứng trước sự đòi hỏi và yêu cầu của phong trào công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đông Dương Cộng sản Đảng, ngày 28-7-1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón (Hà Nội), đã diễn ra Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng. Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Kể từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, đứng ra dẫn dắt phong trào.

Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Ngô Xuân Thắng (thứ 2, từ phải sang) thăm, tặng quà cho người lao động nhân dịp đón năm mới 2019. 								   Ảnh: Ngọc Yến
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Ngô Xuân Thắng (thứ 2, từ phải sang) thăm, tặng quà cho người lao động nhân dịp đón năm mới 2019. Ảnh: Ngọc Yến

Đứng trước sự đòi hỏi và yêu cầu của phong trào công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đông Dương Cộng sản Đảng, ngày 28-7-1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón (Hà Nội), đã diễn ra Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng. Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Kể từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, đứng ra dẫn dắt phong trào.

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân (GCCN) và người lao động (NLĐ) Việt Nam. Nửa cuối thế kỷ XIX, GCCN Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Dưới sự áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, GCCN Việt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp.

Cuối năm 1920, người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Công hội Ba Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Quá trình hình thành và phát triển của Công đoàn Việt Nam gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX.

Từ khi ra đời đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đại diện bảo vệ lợi ích của GCCN, phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường; tổ chức, vận động đoàn viên, NLĐ đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 90 năm qua là chặng đường lịch sử vẻ vang của Công đoàn Việt Nam.

Đại hội lần thứ 5 Công đoàn Việt Nam tháng 11-1983 đã quyết định lấy ngày 28-7-1929 là Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập văn hóa, kinh tế thế giới, Công đoàn đã chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động. Qua đó đã khẳng định được vai trò tiên phong của GCCN Việt Nam, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh của đất nước. Công đoàn Việt Nam đã chứng tỏ là tổ chức duy nhất, có đủ bản lĩnh và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ.

Phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn thành phố Đà Nẵng cũng trải qua 90 năm xây dựng và phát triển rất đáng tự hào. Cùng với cả nước, đội ngũ công nhân Đà Nẵng đã ra đời và lớn mạnh, không chỉ tăng mạnh về số lượng, ổn định về cơ cấu mà còn trưởng thành nhanh chóng về ý thức giai cấp. Cuối tháng 3-1930, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng ra đời, đó là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu một thời kỳ mới của phong trào yêu nước và cách mạng của đội ngũ công nhân, nhân dân lao động của Đà Nẵng, góp phần đưa phong trào công nhân, lao động và Công đoàn của thành phố tiến lên một bước mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân, lao động của thành phố chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách. Sau ngày hòa bình, trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn thành phố không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng bẩm sinh của mình đó là chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Ngày 1-1-1997, Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, từng bước xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ của miền Trung và cả nước. Với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố, đội ngũ CNVCLĐ đã có bước chuyển mình cả về số lượng, trình độ và kỹ năng lao động.

Đến thời điểm này, thành phố có 127.083 đoàn viên/140.473 CNVCLĐ của 1.783 CĐCS. Đây là nguồn nhân lực quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Với phương châm “Hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động”, các cấp Công đoàn thành phố không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tích cực chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho CNVCLĐ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của thành phố.

Các chương trình phúc lợi cho đoàn viên như “Tết sum vầy”, “Chuyến xe Công đoàn”, Điểm bán hàng giá ưu đãi, “Tháng Công nhân”, “Lễ cưới tập thể đoàn viên”, trao tặng nhà “Mái ấm Công đoàn”, “Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo thành phố”... làm tăng thêm niềm tin của đoàn viên, NLĐ vào tổ chức Công đoàn. Những phong trào thi đua của Công đoàn ngày càng lan tỏa sâu rộng. Trong 5 năm trở lại đây, đã có 5.405 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của CNVCLĐ làm lợi hơn 113 tỷ đồng; 65 cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng Lao động sáng tạo.

LĐLĐ thành phố và các cấp Công đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh CNLĐ tiêu biểu trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, tuyên dương Chủ tịch CĐCS tiêu biểu, tôn vinh “Doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống NLĐ”...

Với những thành quả xuất sắc, LĐLĐ thành phố vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì, nhiều lần nhận Cờ thi đua của Chính phủ, liên tục nhận Cờ thi đua của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đây là nguồn động viên lớn lao cho phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn thành phố trên chặng đường mới.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố chứng kiến lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể.						Ảnh: Ngọc Yến
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố chứng kiến lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể. Ảnh: Ngọc Yến

Hướng đến kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, cùng với cả nước, các cấp Công đoàn thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên lập thành tích chào mừng sự kiện trọng đại của tổ chức mình. Phát huy truyền thống vẻ vang 90 năm xây dựng và phát triển của GCCN và Công đoàn Việt Nam, trong thời gian đến, các cấp Công đoàn tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển đa dạng, hiệu quả các hoạt động chăm lo lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Nâng cao năng lực đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho CNVCLĐ, cán bộ Công đoàn; chủ động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Tiến hành thường xuyên, đồng bộ, chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho NLĐ. Chủ động thông tin về tổ chức và hoạt động Công đoàn, chú trọng công tác định hướng thông tin trên internet và mạng xã hội.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn; chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở gắn liền với việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn; đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đặc biệt, các cấp Công đoàn phát động các phong trào thi đua yêu nước, vận động đoàn viên, CNVCLĐ ra sức học tập, lao động, sáng tạo, đồng hành cùng Đảng bộ và chính quyền thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ngô Xuân Thắng

Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng

;
;
.
.
Liên kết hữu ích
.
.
.